Mạnh tay xử lý thuốc bảo vệ thực vật giả
Tổn hại mùa màng và sức khỏe
Ngày 27.1.2016, Tòa án nhân dân quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ đã tổ chức xét xử bị cáo Vương Mạnh Giác cùng đồng bọn về tội sản xuất hàng giả là thuốc BVTV, theo Điều 158 Bộ luật Hình sự. Theo cáo trạng, từ tháng 9.2014 đến 1.2015, Giác đã đưa ra thị trường hơn 3.000 chai thuốc giả mang nhiều thương hiệu khác nhau trên thị trường và “xuất khẩu” sang Campuchia với tổng giá trị gần 1 tỷ đồng. Bị cáo Vương Mạnh Giác bị kết án tù 5 năm, các đồng bọn tiếp tay bị phạt tù từ 2 - 2,5 năm, toàn bộ tang vật và tài sản liên quan bị tịch thu tiêu hủy.
Ông Trịnh Công Toản - Trưởng phòng Thanh tra, pháp chế, Cục BVTV (Bộ NNPTNT) cho biết, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm về thuốc BVTV như buôn lậu, sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục hay sản xuất kinh doanh thuốc BVTV giả, kém chất lượng, sử dụng thuốc BVTV cấm (các chất cực độc). Theo ông, tình trạng trên đang có chiều hướng ngày càng gia tăng, rất đáng báo động.
"Syngenta luôn nỗ lực hết mình để đem đến những sản phẩm chất lượng tốt nhất đồng thời luôn có những hành động pháp lý mạnh mẽ để bảo vệ hàng hóa của mình tránh khỏi việc bị làm giả làm nhái”.
Ông Kumardev Datta - Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam
Để cho ra đời những sản phẩm thuốc BVTV đúng tiêu chuẩn cần rất nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi những chuyên gia uy tín và hơn cả là họ chịu trách nhiệm trên những sản phẩm nhỏ nhất của mình.
Do vậy, sản xuất và tiêu thụ thuốc BVTV giả là hành vi vi phạm pháp luật, đe dọa đến sức khỏe người sử dụng, môi trường và chuỗi sản xuất lương thực.
Thuốc BVTV giả không được kiểm nghiệm để đảm bảo mức độ an toàn và hiệu quả, khi sử dụng thuốc BVTV giả, bà con mất tiền mua thuốc mà dịch hại trên đồng ruộng không được kiểm soát, cây trồng giảm năng suất thậm chí mất mùa. Bà con còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bởi không biết những hóa chất nào được pha trộn trong các chai thuốc này.
Lời giải từ hợp tác nhiều bên
Với mối nguy hiểm tiềm tàng đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản và các quy định để ngăn chặn việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ thuốc BVTV giả. Gần đây nhất, ngày 17.11.2015, Đại tướng Trần Đại Quang- Bộ trưởng Bộ Công an đã ký điện gửi thủ trưởng các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ và các bên liên quan, trong điện ghi rõ tình hình hàng giả, hàng nhái đang diễn biến phức tạp và yêu cầu lực lượng công an chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn sản xuất, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ phân bón giả, thuốc trừ sâu giả…
Phía doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty đa quốc gia với nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến, cũng đã có những động thái tích cực để góp phần giải quyết vấn nạn này. Đơn cử, công ty Syngenta Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để bảo vệ lợi ích của nông dân giúp bà con tránh mua phải hàng giả như hệ thống mã vạch trên vỏ chai một số sản phẩm chủ lực. Chỉ với thao tác đơn giản soạn tin nhắn kèm mã vạch gửi về tổng đài tự động, bà con sẽ nhận được tin nhắn phản hồi về nguồn gốc của sản phẩm. Hoặc việc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu các loại bao bì, in ấn, đóng gói... để làm cho các sản phẩm của mình khó bị làm giả hơn.
Syngenta cũng có hệ thống tổng đài viên giúp kết nối nông dân với các cán bộ kỹ thuật tại khu vực để kịp thời giải đáp thắc mắc và hỗ trợ bà con. Syngenta còn tăng cường tập huấn cho các đại lý và nông dân trên toàn quốc nhằm hạn chế việc mua nhầm các sản phẩm thuốc BVTV giả, kém chất lượng.
Tổ chức CropLife Việt Nam khuyến cáo, để tránh mua phải hàng giả, bà con cần lưu ý: Không mua hàng từ người lạ hoặc có giảm giá bất ngờ; Chọn những đại lý, cửa hàng có uy tín. Ông Đoàn Văn Minh - Trưởng phòng Thanh tra, Sở NNPTNT tỉnh Long An, khẳng định: “Hàng năm ngay đầu vụ, Thanh tra Sở NNPTNT luôn phối hợp cùng Chi cục BVTV và các cơ quan liên quan tiến hành thanh, kiểm tra để kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Bà con nông dân ngay khi phát hiện hàng giả cần báo ngay cho Trạm BVTV, đội quản lý thị trường và Thanh tra Sở NNPTNT kịp thời xử lý. Những vụ gây ra hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị xử lý hình sự”.
Có thể bạn quan tâm
Ở huyện Lý Sơn, từ bao đời nay, tỏi luôn là cây kinh tế chủ lực. Loại cây trồng này giúp người dân đất đảo có cuộc sống ngày một khấm khá hơn. Thế nhưng, vừa qua tỏi mất mùa, khiến nhiều nông dân lo lắng về những vụ mùa tỏi tiếp theo.
Đến thôn Hòa Đại, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát (Bình Định) hỏi anh Nguyễn Thanh Long ai cũng biết. Anh là một người làm kinh tế giỏi và nhiệt tình trong công tác xã hội. Với mô hình đa canh, trồng trọt kết hợp chăn nuôi, gia đình anh mỗi năm có lãi hơn 500 triệu đồng.
Sau một thời gian thất thế so với cây cao su, hiện nay cây điều tại Bình Phước được nhiều nông dân lựa chọn do giá bán những vụ gần đây duy trì ở mức cao. Để yên tâm hơn với cây điều, nhiều nông dân trên địa bàn đã tìm cách áp dụng các kỹ thuật mới, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.