Mãng Cầu Xiêm Giảm Giá Hơn Một Nửa

Các thương lái thu mua tại vườn với giá 10.000 - 12.000 đ/kg tùy theo chất lượng trái, giảm gần 10.000 đ/kg so với tháng trước.
Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang có trên 500 ha mãng cầu xiêm, tập trung tập trung tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh…Sau một thời gian giá tăng cao, nay giá đã giảm mạnh.
Hiện tại, các vườn mãng cầu xiêm của huyện đang vào mùa thu hoạch, các thương lái thu mua tại vườn với giá 10.000 - 12.000 đ/kg tùy theo chất lượng trái, giảm gần 10.000 đ/kg so với tháng trước và giảm mạnh so với cùng kì năm 2013.
Thời gian qua, nông dân huyện Tân Phú Đông đã tận dụng đất khô cằn, phèn mặn để trồng mãng cầu xiêm theo hình thức ghép vào thân cây bình bát để cây mau lớn và cho năng suất cao. Trung bình mỗi ha mãng cầu xiêm nếu chăm sóc tốt cho khoảng 16 -18 tấn trái/năm, mang về nguồn thu đáng kể cho người trồng mãng cầu.
Nhiều người trồng mãng cầu nơi đây cho biết, nguyên nhân khiến giá mãng cầu xiêm giảm mạnh là do các vườn mãng cầu nơi đây đồng loạt chín rộ sau một vài cơn mưa đầu mùa làm cho nguồn cung vượt cầu, khiến giá giảm mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, huyện Mường Nhé đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.

Những năm gần đây Thanh Luông được đánh giá là xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhanh và mạnh của huyện Điện Biên.

Điện Biên không chỉ là vùng đất lịch sử mà còn là nơi xây dựng ước mơ, ấp ủ làm giàu của rất nhiều nông dân vượt lên cái khó khăn, nghèo đói để trở thành những tấm gương sản xuất giỏi. Ông Lò Văn Tỉnh sống tại bản Khá, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên là tấm gương như thế.

Nhằm đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế về lâm nghiệp, những năm qua tỉnh ta đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp tham gia trồng rừng. Tuy nhiên, do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, đến thời điểm này, kết quả doanh nghiệp trồng rừng chưa thực sự khả quan, đó là chưa kể đến không ít dự án trồng rừng còn nằm “trên giấy”...

Đến gia đình anh Lê Xuân Hải, đội 3 Cộng Hòa, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên vào mùa hoa nhãn nở rộ thấy rõ cảnh tấp nập thu hoạch mật ong. Đây là một trong những hộ nuôi ong mật lâu năm nhất và cũng là người có số lượng đàn ong lớn nhất trong xã với hơn 200 đàn.