Mặn xâm nhập sâu và kéo dài đến tháng 5/2016
Các vùng cách biển 45 - 65km từ tháng 1/2016 đến tháng 4 - 5/2016 có khả năng bị mặn cao (> 4g/l) xâm nhập.
Nếu mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6/2016.
Các vùng cách biển xa hơn 65 - 70km tuy ít gặp xâm nhập mặn 4g/l, nhưng cũng cần cẩn thận trong các đợt triều cường và nước mặn nồng độ dưới 4g/l ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
Mùa khô năm 2015 - 2016 mặn xâm nhập sớm, sâu và kéo dài, đe dọa diện tích lúa các huyện ven biển Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải
Như vậy, mùa khô 2015 - 2016, dự báo mặn sẽ đến sớm (tháng 12/2015), xâm nhập sâu và kéo dài suốt mùa (đến tận tháng 4 - 5/2016).
Theo khuyến cáo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, vụ lúa đông xuân năm 2015 - 2016 sẽ bị mặn xâm nhập sớm.
Dự báo các vùng ven biển, các cù lao tỉnh Trà Vinh...
thiếu nước ngọt phục vụ cho sản xuất lúa và sinh hoạt cho người dân…
Để đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh những tháng mùa khô năm 2015 - 2016.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đề nghị tất cả các địa phương ở ĐBSCL cần phải có kế hoạch triển khai công tác phòng chống hạn, xâm nhập mặn ở thế chủ động ngay từ thời điểm hiện nay là cuối mùa mưa - đầu mùa khô, nhất là quản lý điều tiết nước và vận hành cống, làm tốt công tác thông tin, dự báo mặn, có giải pháp sử dụng nguồn nước (bơm tưới chống hạn), chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Sau những khó khăn từ năm 2010, với tinh thần vượt lên khó khăn, được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp cao su (CNCS) Việt Nam, thời gian qua, Công ty Cổ phần cao su (CPCS) Hà Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu và đưa vào trồng thử nghiệm giống cao su có thể thích nghi với thời tiết tỉnh nhà. Hơn 1 năm triển khai trồng thử nghiệm giống cao su chịu lạnh và từ thực tế những cây đã trồng cách đây gần 5 năm, đã và đang củng cố niềm tin cho tương lai phát triển cây cao su.
Kinh tế trang trại, hợp tác xã là điều kiện không thể thiếu trong việc thúc đẩy xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ở huyện Hàm Yên, thời gian gần đây, cùng với việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, sự ra đời của các trang trại và hợp tác xã (HTX) đã tạo một cú huých đáng kể trong thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn..
Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000 m². Sau hơn 1 năm triển khai, thực hiện và chuyển giao công nghệ mô hình nấm cao cấp cho thấy: Khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu Điện Biên, mang lại giá trị kinh tế cao.
Từ ngày 1/6/2013, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu bắt đầu bán bảo hiểm tôm nuôi năm 2013 cho các xã, phường thí điểm. Mặc dù hơi muộn so với lịch thời vụ thả giống nhưng đó là một tin vui đối với người nuôi tôm, góp phần chia sẻ rủi ro, an sinh xã hội và kích thích phong trào nuôi tôm trong tỉnh phát triển.
Vụ ĐX 2012 - 2013, huyện Tuy Phước (Bình Định) xây dựng 13 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại các xã: Phước Quang, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Nghĩa và Phước Lộc, tổng diện tích 552 ha, có 3.095 nông hộ tham gia. Trong đó, liên kết sản xuất lúa giống hơn 341 ha, 2.009 hộ tham gia. Nông dân đã thu lãi khá từ sản xuất lúa giống.