Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Mắc võng nằm chờ... nước tưới cà phê

Mắc võng nằm chờ... nước tưới cà phê
Tác giả: Lê Kiến
Ngày đăng: 10/03/2016

Gần 1 tuần nay, ông  Nguyễn Văn Hùng (xã Ia Tô, huyện Chư Prông)  và người nhà đã thay phiên nhau túc trực, mắc võng chờ có nước để tưới cà phê. “Thời gian tui nằm võng còn nhiều hơn ở nhà, vì đang là cao điểm nếu mình không tranh thủ tưới thì người ta tưới hết nước thì nguy. Nhà tui có 1ha cà phê thôi nhưng tưới gần chục ngày vẫn chưa xong. Nhiều cây cà phê chưa kịp tưới, lá ủ rũ nhìn mà xót lắm – ông Hùng than thở…

Hạn kỷ lục trong 18 năm trở lại đây

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, lượng mưa tại khu vực Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) chỉ đạt 50-60% so với trung bình nhiều năm. Dự báo, mùa khô năm nay ở Tây Nguyên kéo dài hơn 7 tháng, tình trạng hạn hán sẽ khốc liệt nhất trong vòng 18 năm trở lại đây.

Trong cái nắng chói chang, tại thôn 7 và thôn 8 (xã Ia Tô), hàng trăm máy bơm dùng để hút nước tưới cho cây cà phê đều nằm bất động  dọc theo suối Ia Châm. Hàng nghìn ha cây cà phê đang thiếu nước trầm trọng khiến người nông dân đứng ngồi không yên…

Tại huyện Chư Pứh, hàng trăm ha cà phê, hồ tiêu và cây lúa gặp “đại hạn”, nhiều hộ dân nhìn cây trồng héo úa mà bất lực. Anh Lê Văn Phương (thôn Thiên An, xã Ia Blứ) nói nửa thật nửa đùa: “Người dân ở đây chuẩn bị nhổ trụ tiêu bán, giờ nước không có để tưới thì chỉ có chết thôi. Chưa có năm nào ở khu vực này hạn nặng đến vậy. Cây hồ tiêu, cà phê không có nước tưới khiến nhiều hộ ăn tết không ngon, có hộ đêm 30 vẫn còn trên rẫy, ngày mùng 2 đã ra đồng. Nhà tôi đào sâu thêm giếng đến 35m, tốn gần 50 triệu đồng mà mỗi ngày tưới chưa đầy 2 tiếng là cạn. Nhiều hộ đào 2-3 giếng, cái nào cũng sâu hơn 100m mà tìm không ra nước”.


Người dân mắc võng chờ có nước tưới. Ảnh: Lê Kiến

Gặp phóng viên, ông Nguyễn Văn Khanh – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Chư Pứh than: Năm nay hạn quá nặng, hàng nghìn ha cà phê, hồ tiêu thiếu nước trầm trọng, nguy cơ cây chết là rất cao. Riêng cây lúa đã có hơn 300ha mất trắng, không còn cứu kịp, cây công nghiệp dài ngày thì người dân vẫn cầm cự được. Về con số thiệt hại cụ thể thì vẫn chưa có vì phòng đang cho cán bộ đi thống kê lại để có giải pháp. Nếu từ đầu mùa mà huyện không có khuyến cáo kịp thời thì thiệt hại sẽ còn lớn hơn. Không chỉ cây trồng thiếu nước, mà nhiều làng ở các xã Ia Phang, Ia Le, Chư Đôn… còn thiếu nước sinh hoạt.

Số liệu mới nhất từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai, đã có 9 huyện thị có báo cáo nhanh gửi về, theo đó có hơn 2.500ha cây trồng bị ảnh hưởng do hạn và diện tích lúa có thể bị mất trắng lên đến 500ha.


Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp lại thất hứa với người trồng ớt xuất khẩu Doanh nghiệp lại thất hứa với người trồng ớt xuất khẩu

Theo hợp đồng, Cty CP XNK nông lâm sản Thanh Hóa sẽ thu mua hết các lứa quả trên diện tích 3ha ớt cay được trồng tại xã, tính ra cũng phải trên dưới 50 tấn quả. Tuy nhiên, thu mua đến lứa thứ 4 thì doanh nghiệp “mất hút” cùng với số tiền nợ dân trên 100 triệu đồng.

09/03/2016
Dồn sức làm thương hiệu rau an toàn Mê Linh Dồn sức làm thương hiệu rau an toàn Mê Linh

Với hơn 500ha được Sở NNPTNT Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn (RAT) thuộc 7 xã, huyện Mê Linh đang hình thành vùng rau sạch quy mô lớn, với quy trình sạch từ sản xuất đến người tiêu dùng…

10/03/2016
Về đề xuất nhập khẩu đất mới có hướng dẫn nhập… phân bò Về đề xuất nhập khẩu đất mới có hướng dẫn nhập… phân bò

Mới đây, Tổng cục Hải quan đã có văn bản gửi Bộ NNPTNT về việc hướng dẫn nhập khẩu đất vào Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, có một đề xuất nhập khẩu đất như vậy.

10/03/2016