Ma trận lúa giống
Vụ này sạ giống gì?
Những ngày này, trên các cánh đồng từ miền xuôi đến miền ngược, bà con nông dân đang dọn ruộng để xuống giống vụ hè thu đúng lịch thời vụ nhằm hạn chế tối đa việc cho lúa trổ sớm gặp gió Tây Nam khô nóng khiến tỷ lệ lép cao. Hoặc nếu lúa trổ muộn cho thu hoạch đúng vào mùa mưa bão gây thất thoát lớn theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
Dẫu vậy, chuyện quan trọng nhất với người nông dân lúc này không phải là sợ thiên tai mà chính là giống lúa. Dùng giống gì gieo sạ để hạn chế được sâu bệnh, cho năng suất cao nhất đang là nỗi băn khoăn nhất của nhà nông.
Thấy chúng tôi lặn lội xuống ruộng để ghi hình, chị Nguyễn Thị Huệ ở thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) đang dọn ruộng nhanh nhảu hỏi: “Vụ này sạ giống gì?”. Đây không chỉ là câu hỏi của mỗi chị Huệ mà của rất nhiều nông dân khi tiếp xúc.
Hỏi lúa giống mà hỏi nhà báo thì chúng tôi cũng đành “bó tay”. Những tưởng người nông dân là người am tường nhất về giống lúa, hóa ra họ cũng rất mơ hồ về chúng.
Dù đã đến lịch thời vụ, nhưng rất nhiều nông dân chưa biết chọn giống gì để gieo sạ.
"Ngành nông nghiệp có khuyến cáo lịch thời vụ và cơ cấu giống lúa, sao không thực hiện theo?”- tôi hỏi.
Chị Huệ thành thật: Cơ cấu giống lúa của Nhà nước đưa ra ít khi nông dân được tiếp cận, có thông báo trên ti vi, xóm trưởng, thôn trưởng cũng phổ biến, nhưng không phải lúc nào mình nghe được. Khi nghe được thì đến mấy chục giống không biết chọn giống nào? Lâu nay cứ đến vụ mùa đại lý “tiếp thị” giống gì thì mình sạ giống đấy chứ nông dân làm gì mà biết về chất lượng các giống lúa mà chọn.
“Loạn” giống lúa
Trong Hội nghị sơ kết vụ đông xuân 2014 - 2015, triển khai sản xuất vụ hè thu 2015, ông Phan Quang Hùng- Phó Phòng NN&PTNT huyện Sơn Tịnh cho rằng, cơ cấu giống tới 27 giống là quá nhiều, chẳng khác gì “bao vây”.
Khảo sát các đại lý vật tư nông nghiệp, hiện có không dưới vài chục giống lúa đang bán trên thị trường, có cả những giống lúa mà ngành nông nghiệp đã khuyến cáo không dùng vì kém chất lượng hoặc giống dài ngày không phù hợp trong điều kiện sản xuất của vụ hè thu.
Quá nhiều giống gây ra tình trạng loạn lúa giống, thông tin bị “nhiễu”, người nông dân chẳng khác gì lọt vào “ma trận” giống lúa, gây bất lợi cho nông dân trong quá trình sản xuất. Mặc khác nó cũng gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình kiểm soát chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Có khi nào nông dân mua giống lúa về trồng xảy ra hiện tượng lúa 2 tầng chưa?, chị Nguyễn Thị Bé, hàng xóm của chị Huệ quả quyết: “Thường xuyên”.
Có quá nhiều loại giống lúa đang bán trên thị trường.
Lâu nay mất mùa người ta thường đổ lỗi cho thiên tai, thời tiết, lỗi của nông dân trong khâu chăm sóc, vệ sinh động ruộng chứ hiếm lắm mới đề cập đến khả năng doanh nghiệp sản xuất lúa giống không đảm bảo chất lượng, thậm chí là lấy giống trôi nổi để bán cho nông dân làm giống.
Chợt nhớ đến câu chuyện của một anh bạn từng phụ trách thị trường cho một công ty phân bón tiết lộ: Anh đã từng là người “tiếp tay” cho một công ty mua giống lúa ăn của dân để làm giống.
Chuyện là họ giao cho anh việc dạo các cánh đồng, chọn ra những thửa ruộng đẹp nhất để mua lúa về làm giống cho vụ sau. Cứ 1 kg lúa anh sẽ được trả 100 đồng. Vụ việc có lẽ chỉ có anh và người công ty biết nếu như không có sự phát hiện kịp thời của nông dân khi trên xe vận chuyển có in hình logo và đích thị tên công ty.
Nên có quy trình sản xuất chung
Cũng theo ông Phan Quang Hùng, cơ cấu giống lúa chỉ nên 12 giống, đó là những giống đặc trưng nhất, sẽ giúp nông dân dễ dàng lựa chọn giống tốt, như thế khả năng mang lại thắng lợi của vụ mùa sẽ cao hơn. Cùng với đó, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống trước nông dân.
Cùng quan điểm, ông Trần Văn Mạnh- Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng miền Trung cho rằng: Lâu nay chỉ đạo chủ yếu dựa trên đúc kết trong sản xuất. Chủ trương của ngành là sử dụng giống ngắn ngày, giảm rủi ro sản xuất, mang lại năng suất cao là hoàn toàn hợp lý trong điều kiện hiện nay.
Cùng với việc nghiên cứu, khảo nghiệm tìm ra các giống lúa chất lượng thì cần có quy trình sản xuất chung để mang lại kết quả tốt nhất.
Vì thế, cùng với việc nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn ra các giống chất lượng cao, nên nghiên cứu quy trình chung sản xuất. Cụ thể như vùng đất A thì vụ đông xuân phù hợp với giống lúa gì, vụ hè thu giống lúa nào và quy trình chăm sóc, bón phân như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?
Bởi lẽ, mỗi giống sẽ có một đặc điểm riêng. Chẳng hạn như nhiều vùng đất của huyện Tư Nghĩa bị chua phèn lại thiếu nước ở vụ hè thu nên giống lúa VTNA2 không phải là sự chọn tối ưu.
Hay giống lúa ĐT34 dù cho năng suất cao, nhưng nhược điểm của nó là dễ bị nảy mầm trên cây. Nếu gieo sạ trong vụ hè thu, thời điểm lúa chín, sắp thu hoạch gặp mưa mà bà con không kịp thu hoạch sẽ nảy mầm, ảnh hưởng đến năng suất.
Hay như câu chuyện về giống lúa BC15 khiến nông dân các tỉnh phía Bắc từng khóc ròng trong vụ đông xuân vì là giống không chịu được lạnh, nên khi trỗ gặp đúng thời điểm rét, lúa đã không kết hạt. Ngoài ra, BC15 không chịu được đạo ôn, rét, đất chua phèn, nhưng khi tuyên truyền, nhà cung cấp giống lại không nói rõ cho nông dân những hạn chế trên nên nông dân đã không hiểu rõ để lựa chọn.
Nói như thế để thấy rằng, cùng với việc quản lý chặt chẽ, thường xuyên thanh, kiểm tra chất lượng giống, cần sớm nghiên cứu xây dựng, đưa ra quy trình sản xuất chung và chỉ đạo thực hiện sát sao để sớm đưa ra khuyến cáo cho người nông dân. Có như thế, người nông dân mới có thể an tâm trong sản xuất, để mang lại những kết quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Nhắc tới vùng Đồng Tháp Mười là nhắc đến vùng đất của thiên nhiên. Nơi đây ẩn chứa một vẻ đẹp hoang sơ đến khó tả, những cảnh sắc làm ngây ngất lòng người.
Giá heo hơi ở một số tỉnh miền Tây như: Sóc Trăng, Đồng Tháp… tiếp tục giảm 3.000 – 5.000 đồng/kg so với hai tuần trước và hiện chỉ còn khoảng 3,8 – 4 triệu đồng/tạ (loại heo bình quân 80 kg/con).
Hiện nay Công ty Tân Đông đã có trên 100 sản phẩm nông sản và đặc sản của VN xuất khẩu sang châu Âu mỗi năm. Danh mục sản phẩm xuất khẩu của công ty cũng rất đa dạng từ các loại rau củ quả đông lạnh như bắp luộc, chuối sứ, củ năng, củ sen, dừa, gấc, khoai mì, khoai môn, mía, mít nghệ...
Nhằm đánh giá hiệu quả 5 năm thực hiện chương trình phát triển giống lúa thuần, hôm qua, ngày 24/5, tại Yên Bái, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - NOMAFSI đã tổ chức Hội thảo Tổng kết xây dựng hệ thống sản xuất và cung cấp lúa giống dựa vào cộng đồng.
Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ của bà con nông dân trong thời gian qua đã đưa tới lợi nhuận mang về cho bà con nông dân rất kém. Thêm vào đó đầu ra hạt gạo không ổn định, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chưa lớn. Do vậy, mục tiêu của việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn là muốn bà con nông dân cùng hợp tác lại để bà con có thể hưởng lợi từ các dịch vụ