Lưu ý canh tác thanh long trong tình hình mới
Giá thanh long liên tục biến động khiến nông dân rối bời không biết phải đầu tư như thế nào, dù rằng đây là cây trồng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong tình trạng hiện tại (cuối năm 2021 và 6 tháng đầu 2022), các cửa khẩu phía Bắc tạm ngừng tiếp nhận hàng hóa theo yêu cầu của phía Trung Quốc, có lúc có hơn 7.000 container nằm chờ ở cửa khẩu đã ảnh hưởng khiến giá bán thanh long giảm mạnh và không tiêu thụ được.
Điều này đã và đang tác động trực tiếp đến người trồng thanh long trên cả nước. Tại ĐBSCL (khu vực Long An, Tiền Giang...), thời gian này ông dân vẫn có thể làm được 1 - 2 lứa thắp đèn và chuẩn bị cho thanh long chính vụ. Tuy nhiên, năm nay, nhiều bà con trở nên đắn đo, tính toán kỹ hơn trong khâu đầu tư chăm bón trước khi quyết định mùa vụ. Nếu tiếp tục đầu tư như mọi năm, có thể dẫn đến lỗ to.
Thông thường, sức hấp dẫn của thanh long (sản lượng tiêu thụ và giá cả) đã thúc đẩy việc mở rộng diện tích, tăng sản lượng để phục vụ xuất khẩu và nội tiêu (người tiêu dùng toàn quốc đã biết ăn thanh long). Chúng ta đã biết hơn 75% thanh long phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và chủ yếu xuất khẩu thông qua đường bộ.
Thời gian qua, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid” khiến việc xuất khẩu thanh long sang thị trường này gặp nhiều khó khăn. Và mỗi khi thị trường này thay đổi chính sách thì tiêu thụ khó khăn, giá thanh long rớt chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg khiến người trồng thua lỗ nặng.
Thời điểm hiện tại, người trồng thanh long gặp nhiều khó khăn. Ở góc độ nhà khoa học luôn gắn bó và chia sẻ vui buồn với nông dân, thiết nghĩ trái thanh long Việt Nam không còn thời kỳ “hoàng kim” như trước đây.
Hiện tại, nông nghiệp nước ta còn tồn tại nhiều vấn đề như: Chuỗi liên kết yếu, chưa có nhiều sản phẩm thanh long chế biến sâu (đa dạng hóa sản phẩm từ chế biến thanh long); chưa có hệ thống kho lạnh tại các vùng trồng nhiều cho nông dân thuê mướn khi muốn tồn trữ.
Sản lượng thanh long mặc dù lớn nhưng hàng đạt chất lượng lại còn chiếm tỉ lệ thấp, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước thuộc khối EU, Trung Đông; Nhật Bản, Hàn quốc và Úc nên không thể đáp ứng nhu cầu của một số thị trường khó tính. Do đó, bên cạnh việc đa dạng hóa thị trường, giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, cần phải nâng cao chất lượng và ổn định sản phẩm xuất khẩu..
Đối với việc sản xuất thanh long ở thời điểm hiện tại, chúng tôi khuyến cáo người trồng thanh long cần chú ý:
Chỉ nên chong đèn với các vườn mới xử lí chong đèn 1 đợt. Song song đó, để đảm bảo hiệu quả sản xuất, bà con cần lưu ý chế độ bón phân cân đối. Đặc biệt, trong tình hình giá phân tăng cao như hiện nay (giá phân đã tăng gấp từ 3 - 5 lần so với 2020), việc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp (tái sử dụng theo nguyên tắc nông nghiệp tuần hoàn) để làm phân hữu cơ bón cho vườn cây sẽ mang lại hiệu quả cao (ủ những cành thanh long loại bỏ, những nhánh cây khi mé cây choái, bèo lục bình...).
Tăng cường bón phân hữu cơ truyền thống và những loại phân hữu cơ do nông dân tự chế. Bên cạnh phân hữu cơ, vào giai đoạn nuôi trái, cây cần kali (K) cao, đạm (N) khá, lân (P205) vừa đủ, trung vi lượng (TE) thích hợp nhằm nuôi trái to đẹp, năng suất cao, chất lượng tốt, chín đồng loạt.
Các công thức phân bón có tỷ lệ N:P:K phù hợp cho cây thanh long giai đoạn kinh doanh là: 2:1:2; 2:1:3; 2:2:3; và 1:1:1. Nhà vườn có thể bón phân Đầu trâu AT2, AT3, hay Đầu Trâu nuôi trái, lượng bón 100 - 200g/gốc, 7 - 10 ngày bón 1 lần. Việc chia nhỏ lần bón sẽ đạt hiệu cao hơn. Thành phần kali sulphate trong sản phẩm sẽ giúp nâng cao chất lượng và mẫu mã của trái thanh long.
Có thể bạn quan tâm
Áp dụng phân bón hữu cơ vào sản xuất khoai tây, nông dân Lâm Đồng tiết kiệm 10-15% chi phí so với phân vô cơ, đồng thời tăng năng suất.
Chăm bón cây có múi tại vùng sản xuất chuyên canh bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển giúp nâng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế bền vững.
Cây ăn trái sau mỗi vụ thu hoạch thường mất rất nhiều sức, bị suy yếu, dễ bị dịch hại tấn công. Do đó, nhà vườn cần nhanh chóng phục hồi sức khỏe