Lượng lớn bò Úc sẽ đổ về Việt Nam sau TPP

Tại Diễn đàn chính sách nông nghiệp thường niên diễn ra ngày 4/11, ông Đỗ Huy Thiệp - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) cho biết không chỉ số lượng lớn thịt bò đông lạnh nhập khẩu về Việt Nam thời gian qua, mà bò sống cũng được đưa về nước ngày càng gia tăng kể cả đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch.
Bó nhập khẩu được ghi nhận nhiều nhất từ thị trường Australia. Năm 2012, có khoảng 3.500 con, sau đó một năm tăng gấp đôi 70.000 con và đến 2014 đã là 170.000 con. Năm nay, dù chưa có số liệu chính thức, nhưng theo vị này, khả năng số lượng nhập sẽ không giảm so với trước đó.
Trong nhiều nguyên nhân, ông Thiệp cho rằng hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi cung ứng giết mổ và phân phối về tận chợ, trung tâm thương mại tại các địa phương trong cả nước nên họ sẽ nhập khẩu với số lượng lớn.
"Nhưng đây là lĩnh vực không được bảo hộ ngành hàng. Chăn nuôi trâu, bò tại Việt Nam không phải là thu nhập chính của nhiều hộ nông dân, nên thực tế này không ảnh hưởng quá lớn đến sinh kế của người nuôi. Chỉ có ngành hàng thịt bò đông lạnh sẽ chịu tổn thương nặng nhất khi Việt Nam vào TPP ", ông Thiệp nói.
Với thịt gà và lợn đông lạnh, theo đại diện Ipsard, sau khi vào TPP, sẽ có sự chuyển dịch thị trường nhập khẩu thịt gà từ Brazil sang Mỹ, và thịt lợn từ Đan Mạch, Tây Ban Nha sang Mỹ, Canada do Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế từ các nước thành viên TPP.
Đối với việc tiêu thụ các sản phẩm đông lạnh, ông Thiệp cho biết, hầu hết các sản phẩm gia súc, gia cầm nhập khẩu được đưa vào các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp... Người tiêu dùng thông thường có sử dụng nhưng số lượng không đáng kể. Do đó, đối tượng bị ảnh hưởng sau khi các sản phẩm này ồ ạt nhập về Việt Nam là các hộ nuôi trồng, sản xuất quy mô lớn.
Có thể bạn quan tâm

7 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản của thị xã đạt 11.566 tấn, bằng 61,5% so với kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài việc bảo đảm về sản lượng khai thác, nhiều tàu cá với trang thiết bị ngày càng hiện đại đã khai thác được nhiều sản phẩm có giá trị cao như cá ngàng, cá ngừ...

Một trong những mục tiêu của Đề án “tái cơ cấu ngành thủy lợi” là phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại: Đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực như càphê, hồ tiêu, chè, cây điều, cây mía, cây ăn quả, rau, hoa…

Trước tình trạng sản xuất manh mún, cung vượt cầu của sản phẩm cá tra và sự thiếu liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp, sự ra đời của Nghị định 36/2014/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ góp phần chuẩn hóa ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra từ đầu vào đến đầu ra, mở hướng đi mới, phát tiển bền vững cho toàn ngành.

Những giọt nước mắt xót của, những khuôn mặt ngẩn ngơ, những tiếng thở dài ngao ngán… ấy là những gì chúng tôi thấy khi tiếp xúc với người nuôi ngao ở xã Đông Minh, Tiền Hải (Thái Bình).

Được biết, chủ lô hàng là ông Phan Đình Tín (trú tại tổ 18, Trần Phú, Quảng Ngãi), người này không xuất trình được giấy kiểm dịch động vật và chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Công an TP Vinh đã thu hồi số thịt bò nói trên và tiến hành tiêu hủy theo quy định.