Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Lùng bắt trùn biển vì lời đồn thổi như Viagra

Lùng bắt trùn biển vì lời đồn thổi như Viagra
Tác giả: Công Xuân
Ngày đăng: 24/08/2016

"Rồng đất" là tên mà nhiều người ví gọi đối với loài trùn biển sống ở vùng gần cảng, cửa biển.

Là đồng loại nên hình dáng của trùn biển cũng giống như loại trùn (giun) đất trên cạn, tuy nhiên kích thước lớn hơn gấp nhiều lần.

Trùn biển, con vật được ví là "rồng đất"

Qua quan sát thì trùn biển to bằng ngón tay người lớn, dài từ 15-30cm, nặng khoảng 20-40gram/con.

Tuy nhiên không ít con to bằng ngón tay cái người lớn, dài lên đến 50cm, nặng trên 60-80gram/con.

Cùng với giá trị bổ dưỡng là lời đồn thổi "rồng đất" khi chế biến làm thức ăn có công dụng như Viagra khiến "chồng tối ăn, sáng vợ vừa quét sân vừa huýt sáo"...

dẫn đến tình trạng săn bắt "rồng đất" ngày càng ồ ạt.

Do bị đào bắt nhiều và liên tục nên hiện số lượng trùn biển bị giảm rất nhanh.

Tại khu vực neo đậu tàu thuyền của cảng Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), cứ mỗi khi thủy triều rút là hàng chục người dân từ các vùng lân cận mang thùng, xô nhựa, cuốc nhỏ cầm tay đến đào bắt "rồng đất".

Sau giây phút dè dặt, anh Nguyễn Khiêm (39 tuổi), ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: "Hôm nào ít thì đào được 2-3 kg/buổi/người, nhiều thì 4-6 kg/buổi/người".

Một trong số những người đang đào bắt trùn biển tại khu vực cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh.

Ông Trần Đình Quang (52 tuổi, người dân sống ở gần khu vực này) bức xúc: "Số đi đào bắt tại đây đại đa số là từ tỉnh lân cận là Bình Định ra.

Lúc trước thì 5-7 ngày họ mới ra đào một lần, nhưng gần đây ngày nào cũng đào thì con vật nào sinh sản, lớn cho kịp".

Biển cảnh báo được cắm tại bờ nam cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh để bảo vệ "rồng đất".

Để bảo vệ "rồng đất" tránh bị khai thác tận diệt, không ít lần người dân Sa Huỳnh đã ra rượt đuổi không cho người đến đào bắt.

Riêng tại khu vực phía nam cảng neo đậu, biển cảnh báo viết vội bằng sơn được cắm rải rác, với nội dung "Khu vực CCB (Cựu chiến binh) Tân Diêm nuôi trùn biển".

Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao khi chế biến làm thức ăn, với giá bán hiện từ 40.000-60.000 đồng/kg, loài trùn biển còn là con vật có ích rất lớn trong xử lý chất thải do con người xả, bỏ xuống và đọng lại ở vùng đáy.

"Với kiểu khai thác nhiều và liên tục như vừa qua nếu không bảo vệ, thì dẫn đến nguy cơ môi trường khu vực nơi đây ô nhiễm nặng hơn", bác Trần Văn Bình (60 tuổi, người dân Phổ Thạnh) bày tỏ nỗi lo ngại.


Có thể bạn quan tâm

Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất tôm giống bố mẹ Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất tôm giống bố mẹ

Hàng năm, nước ta cần nhập khẩu 200.000-230.000 con tôm giống bố mẹ để sản xuất ra 130 tỷ con tôm giống thương phẩm (post). Điều này không chỉ khiến chúng ta bị động trong việc sản xuất tôm giống, mà còn không chủ động được về giá cả.

22/08/2016
Mới lạ nuôi cá trắm đen nước lợ, lãi khủng, không lo đầu ra Mới lạ nuôi cá trắm đen nước lợ, lãi khủng, không lo đầu ra

Khi cá đã lớn, mỗi ngày chủ đầm phải chi hơn 10 triệu đồng tiền thức ăn cho cá. Nhưng khi thu hoạch, mỗi con cá bán được trên 1 triệu đồng.

22/08/2016
Tổ, đội trên biển chờ tiếp sức Tổ, đội trên biển chờ tiếp sức

Ngày 19.8, tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chuyên đề “Phát triển các mô hình tổ, đội tàu liên kết khai thác xa bờ khu vực miền Trung”, hàng loạt kiến nghị đã được nêu ra để tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển ngày càng lớn mạnh hơn, đem lại hiệu quả thiết thực cho ngư dân.

24/08/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.