Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Luân Canh Lúa Khoai Ở Quảng Sơn

Luân Canh Lúa Khoai Ở Quảng Sơn
Ngày đăng: 27/02/2014

Để khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây trồng trong mùa khô, mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đã thự hiện luân canh lúa – khoai; giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa thuần.

Theo người dân, trước đây, sau khi thu hoạch lúa vụ hè thu, bà con sẽ bắt đầu làm đất, chuẩn bị gieo trồng lúa vụ đông xuân. Tuy nhiên, việc trồng lúa vụ này gặp nhiều khó khăn như nguồn nước thiếu, dịch bệnh phát sinh nhiều, năng suất lúa thấp nên không đem lại lợi nhuận.

Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá tình trạng môi trường, khí hậu, các cán bộ khuyến nông xã đã khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi từ trồng lúa 2 vụ liên tiếp sang trồng 1 vụ lúa (hè thu) và 1 vụ trồng khoai lang Nhật (đông xuân) trên cùng diện tích.

Từ đầu tháng 12, sau khi thu hoạch lúa, người dân đã làm đất, phơi ải và lên luống để trồng khoai. Theo đó, sau hơn 4 tháng kể từ khi xuống dây, các ruộng khoai sẽ bắt đầu cho thu hoạch.

Bà Phạm Thị Anh, một người dân trong xã cho biết: “Gia đình tôi trồng luân canh lúa - khoai lang trên 7 sào ruộng đã được 3 năm. Lợi nhuận từ trồng khoai lang vụ này cao hơn so với trồng lúa nhiều. Nếu giá trung bình ổn định từ 6000 – 8000/kg, trừ chi phí đầu tư, gia đình tôi thu lãi hơn 20 triệu đồng”.

Tương tự, gia đình anh Đào Văn Như ở thôn 2 trước đây gieo cấy lúa nước 2 vụ trên diện tích 1 ha nhưng vì vụ đông xuân thường thiếu nước, năng suất lúa thấp nên vẫn không đủ ăn. Từ khi anh trồng luân canh một vụ lúa, một vụ khoai lang thì mức thu nhập đã khá hơn nhiều. Năm vừa qua, gia đình anh trồng khoai lang Nhật trên diện tích 1 ha, đạt sản lượng 20 tấn, sau khi trừ chi phí sản xuất thì còn thu nhập gần 50 triệu đồng.

Như vậy, việc luân canh lúa – khoai lang của nông dân xã Quảng Sơn đã mang đến hướng đi mới cho việc trồng trọt vụ đông xuân, giải quyết được vấn đề thiếu nước trong vụ đông xuân.


Có thể bạn quan tâm

Nhân rộng các mô hình sản xuất lúa hiệu quả Nhân rộng các mô hình sản xuất lúa hiệu quả

Năm 2015, diện tích cánh đồng lớn của tỉnh Long An đạt hơn 28.500ha, tăng hơn 11.100ha so với năm 2014 và tăng 8.500ha so với kế hoạch của toàn tỉnh.

09/11/2015
Phấn đấu tăng diện tích vườn cây ăn trái lên 27.700 ha Phấn đấu tăng diện tích vườn cây ăn trái lên 27.700 ha

Toàn tỉnh Bến Tre hiện có 27.500 ha diện tích vườn cây ăn trái. Trong đó, có các loại cây chủ lực như bưởi 5.500ha; nhãn 4.000ha, chôm chôm 5.560ha, sầu riêng 1.860ha, măng cụt 1.665ha...

09/11/2015
Tiềm ẩn rủi ro từ việc tăng đột biến diện tích hồ tiêu Tiềm ẩn rủi ro từ việc tăng đột biến diện tích hồ tiêu

Theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào năm 2020, Đồng Nai sẽ có 7.000ha hồ tiêu, còn theo quy hoạch của tỉnh, đến cùng thời điểm trên, diện tích hồ tiêu trong tỉnh là 10.000ha. Tuy nhiên, cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 13.380ha tiêu.

09/11/2015
Kết luận về ngô không hạt ở Sa Pa tại bà con, tại cả ông trời Kết luận về ngô không hạt ở Sa Pa tại bà con, tại cả ông trời

Nguyên nhân thiệt hại vụ ngô thu đông 2015 tại các địa phương này là do thời tiết bất thuận và kỹ thuật canh tác của bà con chưa đúng quy trình.

10/11/2015
Tiểu thương đánh tiếng rời chợ nông sản Đà Lạt Tiểu thương đánh tiếng rời chợ nông sản Đà Lạt

Sau khi có văn bản cấm đưa khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt, một số tiểu thương cho biết sắp tới UBND TP không bỏ lệnh này thì sẽ trả mặt bằng.

10/11/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.