Lúa Thảo Dược VH1 Được Bao Tiêu Cả Hạt Lẫn Rơm

Sáng 19-5, Chủ tịch UBND xã An Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) Trần Đức Tài cho biết, giống lúa thảo dược VH1 do Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Vĩnh Hòa làm thí điểm tại địa phương, được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ hạt lúa đến rơm rạ với giá khá cao.
Theo đó, vụ đông xuân 2013-2014 tại HTX Lộc Hạ, xã An Thủy, Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Vĩnh Hòa (Vĩnh Thành, Yên Thành, Nghệ An) phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương sản xuất thí điểm 35 ha lúa thảo dược VH1 (còn gọi là lúa tím) theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn”. 124 hộ nông dân tham gia sản xuất giống lúa tím này.
Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Vĩnh Hòa cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật, vật tư phân bón và bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch đối với toàn bộ diện tích.
Hội thảo đầu bờ do doanh nghiệp và chính quyền địa phương tổ chức mới đây cho thấy, giống lúa VH1 đạt năng suất 60 tạ/ha. Sản phẩm được doanh nghiệp bao tiêu với giá 8.500 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân lãi được hơn 1,5 triệu đồng/sào (tương đương hơn 30 triệu đồng/ha), cao hơn so với sản xuất đại trà bốn triệu đồng/ha.
Ngoài ra, Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Vĩnh Hòa thu mua toàn bộ rơm rạ với giá 800 nghìn đồng/sào.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, Phan Văn Khoa, đây là lần đầu tiên Quảng Bình trồng thử giống lúa thảo dược, bước đầu cho thấy hiệu quả cao hơn hẳn các giống lúa thường.
Từ thành công của mô hình, có thể nhân rộng việc trồng lúa thảo dược trên cánh đồng mẫu lớn của các địa phương, nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Được biết, giống lúa VH1 do ông Phan Văn Hòa, Giám đốc Công ty TNHH khoa học và công nghệ Vĩnh Hòa lai tạo. Ưu điểm của giống lúa này là cho sản phẩm gạo bảo đảm chất lượng, giàu chất xơ, omega 3, omega 6, canxi, giúp phòng chống ung thư, loãng xương và các bệnh về tim mạch, đặc biệt tốt cho người thừa cân.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian qua, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trên thê giới liên tục giảm mạnh, nhưng giá TĂCN vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, trong thời gian tới, giá TĂCN trong nước cũng sẽ giảm.

Ở các nước phát triển, nông dân thường dùng những chậu cá nhỏ, bể nuôi, hoặc hồ nuôi cá để vận dụng làm mô hình sản xuất rau theo phương pháp thủy canh.

Cùng với trồng trọt, huyện Tam Nông đã và đang tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị, hiệu quả, tập trung ở các hộ có điều kiện về mặt bằng, đầu tư vốn, ứng dụng kỹ thuật giống, thức ăn, phòng trị bệnh. Theo số liệu điều tra đầu năm 2013 toàn huyện có trên 213.100 con trâu, bò giảm gần 30% so với năm 2008; đàn lợn 30 ngàn con, tăng gần 1.900 con; đàn gia cầm có 780 ngàn con, tăng gần 150 ngàn con.

Thời gian gần đây người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi giảm. Trung tâm Giống vật nuôi Phú Thọ đã có nhiều giải pháp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng sản xuất giống vật nuôi, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn.

Sản phẩm gạo Ngọc Trân Điện Bàn do Công ty CP Tập đoàn Điện Bàn chế biến và cung ứng vừa được chào bán ra thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng.