Lúa mùa trỗ bông tập trung từ ngày 5 – 15/9
Đến nay, lúa mùa toàn tỉnh sinh trưởng và phát triển khá tốt, trà lúa mùa sớm đang ở giai đoạn đòng già, chuẩn bị trỗ bông; lúa mùa đại trà đang ở giai đoạn phân hóa đến ôm đòng. Dự kiến, diện tích lúa trỗ đến ngày 31/8 toàn tỉnh khoảng 7.140ha, đến ngày 5/9 khoảng 24.105ha, lúa trỗ bông tập trung từ ngày 5 – 15/9 (gần 46.000ha).
Bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời theo khuyến cáo
Trung tâm Khuyến nông tỉnh khuyến cáo bà con với những diện tích cấy muộn lúa có biểu hiện đói ăn, cây thấp còi, lá vàng có thể bón bổ sung 3 - 5 kg NPK chuyên thúc có hàm lượng kaly cao hoặc bón 3 - 5 kg kali để giúp cứng cây, hạn chế bệnh bạc lá và tăng tính chống chịu cuối vụ.
Thời tiết những ngày qua có mưa rào cung cấp bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây lúa nhưng cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại. Vì vậy, bà con tuyệt đối không sử dụng các loại phân qua lá và chất kích thích sinh trưởng trong tình trạng bệnh bạc lá có nguy cơ gây hại cao. Trên các giống lúa nhiễm bệnh như: BC15, TBR225, Nếp… đặc biệt cấy trên chân ruộng trũng hẩu, khi trỗ gặp mưa nhất thiết phải phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông 2 lần (lần 1 khi lúa thấp tho trỗ, lần 2 khi lúa trỗ thoát hoàn toàn).
Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, kiểm tra đồng ruộng phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại (như bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông, lùn sọc đen, rầy, sâu cuốn lá, sâu đục thân…) để có biện pháp phun trừ kịp thời theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, nông dân cần thay đổi thói quen sạ dày, tăng cường gieo cấy lúa bằng máy để giảm lượng dùng lúa giống, sạ thưa hạn chế sâu bệnh
Bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, khô vằn, lép hạt là các chứng bệnh lúa mùa thường mắc phải do thời tiết giao mùa.
Mô hình có diện tích 3ha, 35 hộ dân tham gia. Cánh đồng xây dựng mô hình là vùng đất bạc màu, nhưng 2 giống lúa trên đã khiến nông dân ngỡ ngàng