Lợi lớn từ mô hình trồng lúa cấy mạ 3 giảm 3 tăng

Tăng lợi nhuận
Lão nông Nguyễn Thành Khuynh - ngụ ở ấp 7, xã Tân An Luông thông tin: “Vụ hè thu 2015 này, tôi thực hiện 0,9ha diện tích lúa OM 5451 theo mô hình áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI.
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ kỹ thuật và chịu khó học hỏi, kết quả năng suất thu được là 6,03 tấn lúa (tương đương 6,7 tấn/ha).
Với giá bán 5.200 đồng/kg, trừ tất cả chi phí (18,2 triệu đồng), tôi thu lời 16,6 triệu đồng”.
Ruộng áp dụng mô hình 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI ở xã Tân An Luông.
Còn ông Nguyễn Văn Phúc cùng ngụ ở ấp 7, xã Tân An Luông thì cho biết thêm: “Khi tham gia mô hình, trên 1ha lúa OM 5451, tôi đã giảm được 100kg lúa giống, 25kg phân đạm và 2 lần phun thuốc bảo vệ thực vật”.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long, mô hình áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI được triển khai tại xã Tân An Luông trong vụ hè thu năm 2015 với sự tham gia của 160 hộ dân (tổng diện tích thực hiện là 80ha).
Những nông dân trên hưởng ứng rất tốt, mạnh dạn canh tác theo quy trình mà cán bộ kỹ thuật hướng dẫn.
Theo nhận định của nhà nông, qua việc áp dụng 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật trồng lúa SRI, điều tiết nước ngập - khô xen kẽ giữa vụ, kết hợp bón lót phân lân, phân hữu cơ sinh học trước khi cấy, so sánh với các vụ lúa trước đã giảm rất nhiều chi phí trong sản xuất và thu hoạch (ít đổ ngã), nhà nông tăng thêm lợi nhuận.
Tạo ra sản phẩm lúa an toàn
"Tham gia mô hình, giúp tôi biết thêm nhiều kiến thức, bớt đi nhiều khâu trong sản xuất lúa và đặc biệt là giúp năng suất tăng 0,8 tấn/ha so với ngoài mô hình”. Nông dân Nguyễn Văn Phúc
Bà Phan Thị Thanh Thuỷ - cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Mô hình đã đem lại hiệu quả 3 mặt là kinh tế, khoa học và môi trường.
Trong đó, về kinh tế là giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước…Về khoa học là làm thay đổi về nhận thức và tập quán sản xuất của bà con nông dân.
Mô hình cũng góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch, giảm phát thải khí nhà kính và tạo ra sản phẩm lúa an toàn”.
Về hiệu quả của mô hình, ông Trần Văn Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long nói: “Mặc dù thời gian đầu thực hiện gặp nhiều điều kiện bất lợi như nắng nóng kéo dài, ốc bươu vàng tấn công ở một số ruộng không bằng phẳng… Tuy nhiên, sau đó đã được khắc phục, lúa đẻ nhánh khỏe, thân cây mập, bộ rễ khoẻ, lá cứng và cuối cùng cho bông tốt, năng suất cao.
Nhờ kết quả tích cực ở vụ hè thu, vụ thu đông này đã có nhiều hộ dân trong tỉnh hưởng ứng làm theo”.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngoài hơn 50ha quýt đường của gần 100 hộ dân được trồng xen với cây lá dừa nước của hợp tác xã Thuận Phú (ấp Long Trị, xã Bình Phú, Càng Long) đã “ăn nên làm ra” (bình quân 01ha, nhà vườn thu nhập từ 100-120 triệu đồng/năm) thì địa bàn huyện Càng Long còn khoảng 200ha vườn cây có múi được trồng rải rác (chanh, bưởi, quýt, cam...các loại) ở các xã trong huyện. Đặc biệt, do những năm qua, một số trái cây: Xoài, dừa, chanh… giá không ổn định, nhà vườn Càng Long có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bưởi da xanh được chọn làm cây trồng chủ lực. Từ đó, bưởi da xanh “đứng đầu bảng” về giá (đối với cây có múi), nhưng năm nay, dịch bệnh đã tấn công mạnh, làm cho nhiều nhà vườn lúng túng, không chống chọi nổi, đang rất cần nhà khoa học vào cuộc.

Mới đây, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang diễn ra Hội nghị thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhiệm kỳ I (2013 - 2015). Hiệp hội ra đời vào thời điểm ngành hàng cá tra của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Song, từ người nuôi đến doanh nghiệp (DN), các nhà quản lý đều mong mỏi Hiệp hội sẽ là cầu nối vững chắc để sắp xếp, ổn định lại trật tự và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành hàng mang tính chiến lược quốc gia.

Phong trào nuôi nhím cách đây vài năm, nhiều gia đình tại Bắc Ninh đã bỏ ra khoản đầu tư lớn để nuôi loài động vật hoang dã này. Để rồi có những hộ chưa kịp “giàu” vì nhím đã lao đao khi giá bán nhím rớt thê thảm, hàng loạt hộ đành ngậm ngùi bán tháo để chuyển sang ngành nghề khác.

Sinh năm 1976 tại thôn Đồng Ý, xã Việt Dân (Đông Triều - Quảng Ninh), anh Nguyễn Văn Hào là người có tham vọng vươn lên làm giàu trên mảnh đất của quê hương mình. Năm 2007 anh xin chuyển đổi diện tích 10.000 m2 đất canh tác nông nghiệp của gia đình sang trồng các loại cây có giá trị cao phù hợp với chất đất và khí hậu. Anh Hào tâm sự: Đất ở đây chủ yếu là đất pha cát, nếu trồng lúa năng suất rất thấp nên không hiệu quả.

Tổng cục Thủy sản cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, việc khảo nghiệm sản xuất tôm bố mẹ là chủ trương được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được UBND tỉnh khuyến khích. Nếu Việt - Úc thành công thì đây là niềm vui và vinh dự cho ngành sản xuất tôm giống Bình Thuận...