Liều thuốc bổ cho cây vụ đông
Năm nay, bà con tiếp tục lựa chọn phân bón Văn Điển như một “liều thuốc bổ”, với mong muốn có một vụ đông thắng lợi cả về năng suất và giá trị.
Giải pháp hiệu quả đối với đất chua
Hiện đất nông nghiệp của Hải Dương vẫn còn nhiều diện tích đất chua, lại qua nhiều năm bón phân lân có tính chất chua, khiến đất ngày càng chua thêm, tạo môi trường thuận lợi cho nấm, vi khuẩn, virus,… tích lũy trong đất và tấn công cây trồng.
Để khắc phục những tồn tại trên, nhiều người cho rằng sử dụng phân bón Văn Điển là giải pháp có hiệu quả.
Ông Nguyễn Phú Thụy – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Dương cho biết: “Phân Văn Điển có tỷ lệ canxi (vôi) tương đối khá nên có tác dụng cải tạo đất chua hiệu quả.
Trên địa bàn tỉnh, phân Văn Điển nông dân sử dụng chưa nhiều, nhưng những diện tích trong sản xuất đại trà và trên các mô hình trình diễn bón phân Văn Điển cho các loại cây trồng thì đều rất hiệu quả.
Đối với cây lúa, phân Văn Điển đặc biệt thích hợp với vùng trũng và vàn.
Với rau, màu, phân lân hoặc phân NPK Văn Điển dùng để bón lót.
Bà con cũng nên kết hợp hài hòa giữa hai loại phân tan chậm và tan nhanh”.
Nông dân huyện Nam Sách (Hải Dương) sử dụng phân bón Văn Điển giúp rau sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng.
Đồng tình với ý kiến trên, bà Trần Thị Liên – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Nam Sách chia sẻ: “Đối với lúa, nơi nào bón đủ phân bón chuyên dùng NPK Văn Điển loại phân lót 6.11.2 hoặc 5.10.3, 25kg/sào; phân thúc NPK Văn Điển 16.15.17: 8 – 10kg/sào thì chỉ cần bón thêm phân chuồng, không cần bón vôi và bón loại phân nào khác. Bón phân Văn Điển lúa cứng cây, lá dày, màu xanh sáng, đẻ nhánh tập trung, bộ lá xanh bền đến khi thu hoạch, tăng khả năng chống rét, chống đổ, chống sâu bệnh nên đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao”.
Theo bà Liên, đối với một số loại rau màu, phân lân Văn Điển cũng phát huy hiệu quả cao.
Ví dụ với hành củ, bón lót phân lân Văn Điển giúp cây hành khỏe, lá đứng màu xanh lá chuối, dọc to óng, củ tròn to chắc, vỏ đỏ, hạn chế được các bệnh đốm mắt cua, thối nhũn nên năng suất cao.
Các loại rau bón lót phân NPK Văn Điển 5.10.3, giúp rau sinh trưởng phát triển tốt, cây chắc khỏe, lá mỡ, giảm sâu bệnh...
Giúp cây sinh trưởng tốt, năng suất cao
Vụ mùa năm 2015, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân (ND) tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Hội ND huyện Nam Sách, Hội ND xã Đoàn Đào triển khai mô hình trình diễn bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa, với diện tích 2ha, giống lúa Bắc Thơm 7.
So sánh với công thức đối chứng bón phân đơn: Đạm, lân, kali, năng suất tăng 12 kg/sào, chi phí phân bón và thuốc BVTV giảm 20.000 đồng/sào.
Về hiệu quả của phân Văn Điển đối với cây trồng vụ đông, ông Nguyễn Văn Quý - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Kinh Môn cho biết: “Cần phải thay đổi “món ăn” cho cây trồng, chứ bón mãi một loại phân sẽ dẫn tới đất và cây trồng mất cân bằng dinh dưỡng.
Khoai tây bón phân lót NPK Văn Điển 9.9.12, 20 – 25 kg/sào, bón thúc NPK Văn Điển 22.5.11, 8 – 12 kg/sào.
Dưa hấu, dưa chuột, cà rốt, su hào, cải bắp và các loại rau khác bón lót NPK Văn Điển 5.10.3, 20–25kg/sào, bón thúc loại phân mới tan nhanh NPK Văn Điển 5.10.3, 15–20kg/sào.
Phân Văn Điển giúp cây dưa hấu, dưa chuột dây mập, hoa quả sai, quả to, vỏ mỡ bóng đẹp, ruột chắc ngon và kéo dài thời gian thu hoạch.
Su hào, cải bắp bón phân Văn Điển cây con khỏe, lá dày mỡ lá, su hào củ chắc láng bóng, đỡ bị nứt; cải bắp cuốn chặt hơn.
Phân bón Văn Điển ngoài giúp cho rau sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh còn tăng năng suất và chất lượng”.
Có thể bạn quan tâm
Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Những ngày này không khí ở xóm Minh Hồ (xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp) náo nhiệt hẳn lên, bởi bà con đang bước vào mùa thu hoạch cam với niềm vui được mùa. Khắp các vườn trong xóm, xung quanh nhà, đâu đâu cũng thấy màu vàng chín rộ của những vườn cam quả trĩu cành.
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi đang phát triển nhanh, nhưng giá trị từ các mô hình liên kết vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị ngành chăn nuôi. Do đó, tiềm năng để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi GTGT vẫn còn rất lớn.
Ông Huỳnh Văn Năng ở ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết: “Vụ này tôi trồng 4 công khoai mì chỉ bán được hơn 5 triệu đồng, trừ hết các chi phí như phân bón, thuốc BVTV, thuê nhân công thu hoạch coi như công sức mấy tháng trời chẳng thu được đồng nào. Người trồng càng nhiều càng lỗ nặng hơn”.
Trồng thanh long sau Long An nhưng Bình Thuận nhanh chóng trở thành thủ phủ của cây này với 24.000 ha, gấp 1.000 lần so với cách đây 20 năm. Năm 1990, anh Trần Ngọc Hiệp bán chiếc xe máy Honda 67 mua được 3 ha đất tại Hàm Thuận Nam đã trồng thử và điều bất ngờ đã đến, đất đai tại Bình Thuận còn hợp thanh long hơn so với Long An, nơi anh lấy giống. Rồi từ 3 ha đấy anh phát triển lên 30, 70, 100, 300 ha.