Liều Nên… Triệu Phú
Đến giờ đã có nhà cao, cửa rộng, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, nhưng ông Nguyễn Xuân Yên (xóm 1, xã Khánh Thành, Yên Khánh, Ninh Bình) vẫn không thể hình dung được sao ngày ấy mình dám nhận đất gần nghĩa trang để làm kinh tế.
Năm 1985, ông giải ngũ về quê lập gia đình. Nhà ông lúc đó chỉ có mấy sào ruộng xấu, nên năng suất thấp, cái đói, cái nghèo cứ bám diết. Làm ruộng không đủ ăn, ông chuyển sang buôn bán gia cầm, nhưng làm được một thời gian, ông bị tai nạn xe máy. Để có tiền chạy chữa cho chồng, vợ ông phải bán hết mọi thứ trong nhà, nhưng rồi ông vẫn bị tàn tật, cụt mất nửa bàn chân phải.
Đúng thời điểm đó, xã kêu gọi nhân dân ra vùng kinh tế mới làm dự án chăn nuôi. Thấy cơ hội đến, ông bàn với vợ và gia đình nhận đất để làm. “Lúc đưa ra ý tưởng, người thân và anh em, hàng xóm ai cũng phản đối, vì khu đất đó hoang vu, lại nằm ngay giáp nghĩa trang, thế đất xấu, nhưng tôi vẫn quyết ra làm”- ông Yên nhớ lại.
Dựng tạm nhà ngoài khu đất hoang để ở xong thì hết tiền, ông tìm đến Hội ND xã nhờ giúp đỡ và được Quỹ Hỗ trợ nông dân xã cho vay 15 triệu đồng. Cầm tiền về, ông xây chuồng trại và mua gần 2.000 vịt giống về nuôi. Và lứa vịt giống đầu ông đã thu về hơn 50 triệu đồng tiền lãi.
Tiếp đà thắng, năm 2008, ông xây thêm chuồng trại và xây lò ấp trứng. Đến nay, lò ấp trứng của ông ấp 20.000 quả/ngày. Cùng với đó, hàng nghìn con vịt đẻ và vịt giống được bán ra mỗi ngày. Ông Yên khoe: “Năm nay trứng và vịt giống được giá, gia đình tôi thu lãi không dưới 100 triệu đồng”.
Bà con muốn liên hệ mua vịt giống hoặc tư vấn kỹ thuật nuôi vịt, liên hệ với ông Nguyễn Xuân Yên qua số điện thoại: 0975541382.
Có thể bạn quan tâm
Ông Chamaleá Hái, 70 tuổi ở thôn Tà Lọt (xã Phước Hòa, huyện Bác Ái) chịu thương chịu khó làm ăn vươn lên thoát nghèo nhờ sản xuất nông nghiệp
Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.
Tại các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Phú Tân, thị xã Tân Châu (An Giang)… có 37 hộ chăn nuôi vịt theo phương pháp an toàn sinh học, với quy mô mỗi hộ từ 500 con đến 4.000 con.
Theo chân ông Huỳnh Hùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Công Hải, Thuận Bắc, chúng tôi tìm về thôn Hiệp Kiết gặp ông Nguyễn Quới, gương nông dân sản xuất điển hình của địa phương.Ông vui vẻ kể lại những ngày đầu lập nghiệp khó khăn của hai vợ chồng. Năm 1983, tích lũy được ít vốn, vợ chồng ông mua chiếc máy cày 30 triệu đồng làm đất cho bà con thôn xóm.
Gần đây, vài nơi vùng ngọt hóa phía Bắc của tỉnh Cà Mau, nhiều nông hộ trồng lúa lâu năm đã lén đưa nước mặn vô ruộng nuôi tôm, khiến chính quyền sở tại lo lắng…