Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên kết xử lý chất thải chăn nuôi

Liên kết xử lý chất thải chăn nuôi
Ngày đăng: 27/10/2015

* DN tiết kiệm hàng tỷ đồng/năm

Ông Lê Văn Nhị, GĐ Cty cho biết, để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra, ngoài việc “phân tán” đàn ra các điểm nhỏ lẻ, Cty rất chú trọng việc liên kết với người chăn nuôi để chủ động trong công tác xử lý môi trường.

Không những môi trường được xử lý triệt để, hình thức liên kết này còn giúp Cty giảm được chi phí gần 1,4 tỷ đồng/năm.

Trại chính của Cty CP Chăn nuôi Mitraco hiện có trên 1,4 nghìn lợn nái, trên 20 nghìn con lợn thịt.

Để đảm bảo mùi hôi thối không phát tán ra môi trường, toàn bộ chất thải được đẩy vào bể biogas có thể tích 15 nghìn m3 thông qua hệ thống ống dẫn kín.

Đáy bể được lót bạt đảm bảo không bị rò rỉ chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.

Việc đặt ra điều kiện để tham gia nuôi gia công cho Cty hết sức nghiêm ngặt, nhất là vấn đề xử lý môi trường nên trang trại chính và các trại nuôi gia công (vệ tinh) của Cty CP Chăn nuôi Mitraco đang ngày càng ăn nên làm ra.

Tại đây, sau khi được phân hủy, nước thải sẽ chảy xuống 4 hồ lắng, đạt tiêu chuẩn BOD trước khi thải ra hồ nuôi cá hoặc ngoài môi trường.

Toàn bộ số khí gas được sử dụng chạy máy phát điện. Tại trại chính, Cty đã đầu tư một máy phát điện trị giá 1,2 tỷ đồng, công suất 128 kW/h.

Lượng khí ga đủ để chạy máy phát điện 10h/ngày.

Sử dụng nguồn điện này để thắp sáng, sưởi ấm cho lợn, vận hành các thiết bị vào giờ cao điểm, tính ra, tiết kiệm được cho công ty trên 115 triệu đồng/tháng, tức là gần 1,4 tỷ đồng/năm, tức là khoảng 1/3 chi phí tiền điện.

Hiện Cty CP Chăn nuôi Mitraco có 5 trại vệ tinh trên địa bàn Hà Tĩnh.

Để trở thành trại vệ tinh của Cty, ngoài việc đảm bảo hệ thống chuồng trại đủ nuôi từ 500 - 1.000 con/lứa, các trại đều phải đáp ứng điều kiện bắt buộc đó là có bể biogas, ao hồ lắng lọc để xử lý môi trường. Ngoài ra, Cty còn liên kết bao tiêu sản phẩm cho hàng trăm hộ chăn nuôi có số lượng đàn từ 20 - 50 con.

“Hiện, các trang trại vệ tinh đều có bể khí biogas nhưng chưa thể chạy máy phát điện vì chất lượng các loại máy phát điện nhỏ trên thị trường quá kém.

Vì vậy, có một lượng khí gas rất lớn đang bị bỏ phí.

Nếu có một mô hình sang chiết gas công nghiệp thì rất có lợi cho người chăn nuôi, môi trường được đảm bảo.

Hình thức liên kết này đảm bảo chủ trang trại luôn nhận được lợi nhuận trong các lứa nuôi, bất chấp giá cả thị trường biến động thế nào.

Nhưng điều quan trọng là giúp Cty giảm được áp lực tại trại chính về vấn đề môi trường.

Chúng tôi đã tính toán, chia nhỏ lẻ ra sẽ giúp cải thiện tốt hơn vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo việc chăn nuôi bền vững”, ông Nhị cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Đầu Ra Bấp Bênh, Hơn 120 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra Treo Ao Đầu Ra Bấp Bênh, Hơn 120 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra Treo Ao

Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, trong 10 tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trên địa bàn quận gặp nhiều khó khăn do giá cá tra nguyên liệu sụt giảm, nông dân bán cá khó thu được tiền mặt mà vẫn phải bán chịu cho doanh nghiệp. Tổng diện tích nuôi cá tra thịt trên địa bàn quận đến nay chỉ đạt hơn 431 ha, giảm 52 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi cá tra đã treo ao là 120,94 ha, tăng 52 so với năm trước. Ngoài ra, diện tích sản xuất cá tra giống trên địa bàn quận cũng giảm 16 ha so với năm trước, xuống còn 59,1 ha, với 60 hộ dân tham gia.

06/11/2013
Phê Duyệt Quy Hoạch Nuôi Trồng Thuỷ Sản Đến Năm 2020 Phê Duyệt Quy Hoạch Nuôi Trồng Thuỷ Sản Đến Năm 2020

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định số 2234/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch Nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến năm 2020.

06/11/2013
Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Thu Lợi Cao Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Thu Lợi Cao

Trong vòng nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tăng mạnh trở lại sau một thời gian giảm nhẹ. Nhiều hộ dân nhờ giá tôm tăng mạnh đã thu bạc tỉ chỉ trong thời gian 2-3 tháng thả nuôi với loại tôm thẻ chân trắng.

06/11/2013
Khấm Khá Với Nghề Nuôi Dê Khấm Khá Với Nghề Nuôi Dê

Nuôi dê từ năm 2004, dù bị nhiều thất bại, nhưng chị Bùi Thị Lượm, ngụ tổ 3, ấp Mỹ Hòa, xã Song Thuận (Châu Thành - Tiền Giang) vẫn không nản chí, kiên nhẫn gắn bó với nghề. Đến nay, chị là 1 trong những người nuôi dê nhiều nhất xã.

06/11/2013
Hỗ Trợ 59,5 Triệu Đồng Thực Hiện Mô Hình Chăn Nuôi Gà Tàu Vàng Tại Xã Núi Voi (An Giang) Hỗ Trợ 59,5 Triệu Đồng Thực Hiện Mô Hình Chăn Nuôi Gà Tàu Vàng Tại Xã Núi Voi (An Giang)

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài cơ sở “Khảo sát đặc tính thích nghi, khả năng sinh trưởng và đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà tàu vàng tại xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên”, do Thạc sĩ Trần Hiếu Thuận-Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên làm chủ nhiệm.

06/11/2013