Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên kết xử lý chất thải chăn nuôi

Liên kết xử lý chất thải chăn nuôi
Publish date: Tuesday. October 27th, 2015

* DN tiết kiệm hàng tỷ đồng/năm

Ông Lê Văn Nhị, GĐ Cty cho biết, để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra, ngoài việc “phân tán” đàn ra các điểm nhỏ lẻ, Cty rất chú trọng việc liên kết với người chăn nuôi để chủ động trong công tác xử lý môi trường.

Không những môi trường được xử lý triệt để, hình thức liên kết này còn giúp Cty giảm được chi phí gần 1,4 tỷ đồng/năm.

Trại chính của Cty CP Chăn nuôi Mitraco hiện có trên 1,4 nghìn lợn nái, trên 20 nghìn con lợn thịt.

Để đảm bảo mùi hôi thối không phát tán ra môi trường, toàn bộ chất thải được đẩy vào bể biogas có thể tích 15 nghìn m3 thông qua hệ thống ống dẫn kín.

Đáy bể được lót bạt đảm bảo không bị rò rỉ chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.

Việc đặt ra điều kiện để tham gia nuôi gia công cho Cty hết sức nghiêm ngặt, nhất là vấn đề xử lý môi trường nên trang trại chính và các trại nuôi gia công (vệ tinh) của Cty CP Chăn nuôi Mitraco đang ngày càng ăn nên làm ra.

Tại đây, sau khi được phân hủy, nước thải sẽ chảy xuống 4 hồ lắng, đạt tiêu chuẩn BOD trước khi thải ra hồ nuôi cá hoặc ngoài môi trường.

Toàn bộ số khí gas được sử dụng chạy máy phát điện. Tại trại chính, Cty đã đầu tư một máy phát điện trị giá 1,2 tỷ đồng, công suất 128 kW/h.

Lượng khí ga đủ để chạy máy phát điện 10h/ngày.

Sử dụng nguồn điện này để thắp sáng, sưởi ấm cho lợn, vận hành các thiết bị vào giờ cao điểm, tính ra, tiết kiệm được cho công ty trên 115 triệu đồng/tháng, tức là gần 1,4 tỷ đồng/năm, tức là khoảng 1/3 chi phí tiền điện.

Hiện Cty CP Chăn nuôi Mitraco có 5 trại vệ tinh trên địa bàn Hà Tĩnh.

Để trở thành trại vệ tinh của Cty, ngoài việc đảm bảo hệ thống chuồng trại đủ nuôi từ 500 - 1.000 con/lứa, các trại đều phải đáp ứng điều kiện bắt buộc đó là có bể biogas, ao hồ lắng lọc để xử lý môi trường. Ngoài ra, Cty còn liên kết bao tiêu sản phẩm cho hàng trăm hộ chăn nuôi có số lượng đàn từ 20 - 50 con.

“Hiện, các trang trại vệ tinh đều có bể khí biogas nhưng chưa thể chạy máy phát điện vì chất lượng các loại máy phát điện nhỏ trên thị trường quá kém.

Vì vậy, có một lượng khí gas rất lớn đang bị bỏ phí.

Nếu có một mô hình sang chiết gas công nghiệp thì rất có lợi cho người chăn nuôi, môi trường được đảm bảo.

Hình thức liên kết này đảm bảo chủ trang trại luôn nhận được lợi nhuận trong các lứa nuôi, bất chấp giá cả thị trường biến động thế nào.

Nhưng điều quan trọng là giúp Cty giảm được áp lực tại trại chính về vấn đề môi trường.

Chúng tôi đã tính toán, chia nhỏ lẻ ra sẽ giúp cải thiện tốt hơn vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo việc chăn nuôi bền vững”, ông Nhị cho biết.


Related news

Vườn dâu tây tiền tỷ Vườn dâu tây tiền tỷ

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, lần đầu tiên tại Sa Pa trồng thành công dâu tây trên diện rộng, đem lại thu nhập, việc làm cho người dân bản đị

Friday. June 5th, 2020
Ương cá bớp giống kiếm hàng trăm triệu đồng/ha Ương cá bớp giống kiếm hàng trăm triệu đồng/ha

Người dân xã Ninh Ích, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) chuyển ao nuôi tôm sang ương cá bớp giống kiếm hàng trăm triệu đồng/ha.

Tuesday. June 9th, 2020
Thanh niên trẻ khởi nghiệp từ cá Koi Thanh niên trẻ khởi nghiệp từ cá Koi

Nguyễn Đức Mạnh (20 tuổi, thôn Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) đã khởi nghiệp bằng việc nuôi cá Koi (cá chép Nhật), mỗi năm thu hơn 500 triệu

Wednesday. June 10th, 2020
Chuyển lúa sang chanh, tắc thu nhập gấp 4-5 lần Chuyển lúa sang chanh, tắc thu nhập gấp 4-5 lần

Nhiều năm trồng lúa chỉ đủ ăn, một nông dân ở xã Thạnh Trị (Kiến Tường, Long An), đã chuyển sang trồng chanh, tắc và đổi đời nhờ 2 loại cây mới này.

Friday. June 12th, 2020
Liên kết trồng dưa lưới, lãi 2,4 tỷ đồng/ha Liên kết trồng dưa lưới, lãi 2,4 tỷ đồng/ha

Liên kết trồng dưa lưới, người trồng không phải lo bao tiêu sản phẩm, được tư vấn kỹ thuật trồng, được mua vật tư sản xuất trả chậm, lợi nhuận đạt 2,4 tỷ đồng/h

Monday. June 22nd, 2020