Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên kết sản xuất cá điêu hồng

Liên kết sản xuất cá điêu hồng
Ngày đăng: 06/07/2015

“Muốn đa dạng hóa sản phẩm trong cơ cấu mặt hàng thủy sản XK, bên cạnh con cá tra, ngành thủy sản cần phát triển thêm các đối tượng như tôm càng xanh, cá lóc, cá rô phi, cá điêu hồng…”, ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nói.

Đồng Tháp có lợi thế tự nhiên rất lớn để phát triển con cá điêu hồng. Diện tích cá điêu hồng trong lồng, bè không ngừng biến động qua từng năm. Cụ thể, năm 2006 là trên 800 bè, năm 2014 tăng lên trên 1.000 bè.

Hiện cá điêu hồng chủ yếu chỉ tiêu thụ thị trường nội địa thông qua chợ đầu mối TP.HCM và hệ thống các chợ truyền thống trong nước.

Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng, từ năm 2011 đến nay trên địa bàn tỉnh đã có DN Hoàng Long XK cá rô phi, cá điêu hồng vào thị trường của gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2014, Cty đã xuất được 500 tấn, trị giá gần 100.000 USD. Nhu cầu thị trường thế giới đối với cá rô phi và điêu hồng khả năng có thể trên 4 triệu tấn/năm, tính ra cao gấp 4 lần cá tra.

Ông Nguyễn Văn Dương cho rằng: Để ngành thủy sản Đồng Tháp có thể phát triển ổn định, bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng đạt các tiêu chuẩn trong và ngoài nước theo yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, cần xây dựng thương hiệu sản phẩm. Mới đây UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt mô hình thí điểm liên kết tiêu thụ cá điêu hồng.

Mục tiêu chính của dự án này là nhằm xây dựng cơ chế liên kết giữa các thành viên trong chuỗi và kế hoạch SX, nguyên tắc giao nhận sản phẩm, hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro, nâng cao uy tín thương hiệu; trên cơ sở đó đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của từng thành viên và toàn bộ chuỗi. Đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa trong chuỗi liên kết; đảm bảo ổn định việc tiêu thụ hàng thủy sản và cung ứng vật tư phục vụ SX.

Ông Phan Kim Sa, Phó GĐ Sở Công thương Đồng Tháp cho biết: “Mô hình liên kết SX tiêu thụ cá điêu hồng giữa DN và nông dân hướng tới loại bỏ dần khâu trung gian là thương lái để tiến tới việc DN trực tiếp thu mua nông sản trong dân theo hợp đồng đặt hàng.

Tiếp theo, DN sẽ lo cả đầu vào cho nông dân, xây dựng thương hiệu nông sản. Mục tiêu chính mô hình hướng đến là tránh tình trạng “được mùa mất giá”. Thêm nữa, thông qua mô hình, chúng tôi muốn thực hiện những bước đi đầu tiên trong việc củng cố và tổ chức lại HTX sao cho HTX đủ mạnh để có đủ năng lực tự đứng ra ký kết hợp đồng với DN”.

Cụ thể trong năm 2014, mô hình thí điểm liên kết SX và tiêu thụ cá điêu hồng sẽ được thực hiện của HTX sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng Bình Thạnh (xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh) với Cty TNHH MTV Chế biến thủy sản Hoàng Long với quy mô 50 lồng bè của 21 hộ nông dân.

Chuỗi "liên kết dọc" cá điêu hồng thuộc Cty và HTX sản xuất & tiêu thụ cá điêu hồng thực hiện theo phương thức liên kết căn cứ vào công suất cấp đông, kim ngạch và sản lượng XK của DN mà thành viên tham gia trong chuỗi ở công đoạn trước đáp ứng 80% sản lượng đầu vào của công đoạn sau.

"Liên kết dọc" theo chuỗi SX cá giống, nuôi cá thịt, chế biến sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, trong đó có liên kết các dịch vụ khác nhau như cung ứng thức ăn, thuốc, hóa chất phục vụ SX, dịch vụ ngân hàng để đầu tư cho các khâu SX.

Ông Võ Tuấn Kiệt, GĐ HTX Bình Thạnh cho biết: "Tham gia mô hình, xã viên rất phấn khởi, mong muốn có mối liên kết đầu vào, đầu ra ổn định, chắc chắn để người dân yên tâm trong SX đảm bảo có lãi".

Trong bối cảnh hàng hóa nông sản bấp bênh như hiện nay, đề án thí điểm liên kết, tiêu thụ cá điêu hồng là một giải pháp mang tính tổng thể, giải quyết những khó khăn, tháo gỡ vòng luẩn quẩn của quá trình phát triển nông thôn, thúc đẩy sự tăng trưởng cho ngành nông nghiệp.

Đề án là cơ sở để các địa phương trong tỉnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng phù hợp với mục tiêu phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Bảo Lâm (Lâm Đồng) Nuôi Cá Nước Lạnh Kết Hợp Quản Lý Bảo Vệ Rừng Bảo Lâm (Lâm Đồng) Nuôi Cá Nước Lạnh Kết Hợp Quản Lý Bảo Vệ Rừng

Một dự án nuôi cá nước lạnh kết hợp quản lý bảo vệ rừng ở vùng sâu Bảo Lâm vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư là dự án của Công ty cổ phần Thành Gia An có trụ sở đóng tại số 102 Lý Thường Kiệt, TP Bảo Lộc.

19/05/2014
Phạt Thương Lái Trung Quốc Mua Cua Trái Phép Phạt Thương Lái Trung Quốc Mua Cua Trái Phép

Vào năm 2012, nhiều chủ vựa cua trên địa bàn các huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Cái Nước... lao đao vì bị quỵt nợ hàng chục tỷ đồng do mua bán cua với thương lái Trung Quốc kinh doanh không phép.

07/06/2014
Từ Thực Tế Dich Bệnh Trên Tôm Tại Sóc Trăng Yếu Quản Lý, Kém Ý Thức Từ Thực Tế Dich Bệnh Trên Tôm Tại Sóc Trăng Yếu Quản Lý, Kém Ý Thức

Trong khi dịch bệnh trên tôm tại nhiều địa phương đã được kiểm soát thì tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại phải công bố dịch. Điều đáng nói là sau khi công bố dịch nông dân bất cập trong khâu quản lý lẫn ý thức của người nuôi.

19/05/2014
Tôm Chết, Ngư Dân Ở Huế Lao Đao Tôm Chết, Ngư Dân Ở Huế Lao Đao

“Mới đầu mùa mà trời nắng nóng gay gắt, con người mà cũng không trụ nổi, huống chi là tôm. Thời tiết này mà kéo dài thì diện tích tôm nuôi bị bệnh chết còn diễn biến phức tạp”- anh Hà Dũng, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân (Phú Vang - Thừa Thiên - Huế) bày tỏ.

19/05/2014
Sẽ Đưa Vải Thiều Sang Nhật Bản, Châu Âu Sẽ Đưa Vải Thiều Sang Nhật Bản, Châu Âu

Nhằm phát triển cây vải thiều bền vững, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang không chỉ chủ động hỗ trợ người dân về mặt sản xuất, mà còn đẩy mạnh chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tìm đầu ra ổn định cho quả vải.

07/06/2014