Liên kết khai thác hiệu quả cơ sở dạy nghề
Tại buổi làm việc, PGS-TS Bùi Anh Thủy-Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lao động – Xã hội cơ sở 2 cho biết, nhà trường có thế mạnh đào tạo về ngành quản trị nhân lực và công tác xã hội.
Hiện tại trường có trên 4.600 sinh viên đang theo học.
Nhà trường có 235 giảng viên, nhân viên, trong đó có 4 PGS, 20 TS, 157 thạc sĩ…
Phó Chủ tịch Thường trực Lều Vũ Điều đánh giá cao sự phát triển của Trường ĐH Lao động – Xã hội cơ sở 2, nhất là trường đang có đề án trở thành một trường đại học tự chủ về tài chính.
Ông Lều Vũ Điều mong muốn sẽ có sự hợp tác về đào tạo giữa Trường ĐH Lao động -Xã hội cơ sở 2 và Trường Trung cấp nghề Hội NDVN.
Hiện tại, Cơ sở Dạy nghề phía bắc Tây Nam Bộ (đóng tại Long An) của Trường Trung cấp nghề cách Trường ĐH Lao động – Xã hội khoảng 25km.
Cơ sở dạy nghề này có nhiều thế mạnh như về hệ thống phòng học, phòng nghỉ cho giáo viên, học sinh, gần các khu công nghiệp của Long An...
Tuy nhiên, thời gian qua, số lượng học viên tại đây còn thấp so với quy mô, năng lực của cơ sở, cần có giải pháp khai thác, phát huy hiệu quả hơn.
Về vấn đề này, PGS- TS Bùi Anh Thủy cho biết, cơ sở vật chất của trường còn thiếu nên sẵn sàng hợp tác với Hội NDVN trong khai thác, sử dụng cơ sở vật chất dạy nghề của Hội.
Cùng ngày, đoàn công tác của T.Ư Hội NDVN và cán bộ của Trường ĐH Lao động – Xã hội cơ sở 2 đã đến tìm hiểu về cơ sở vật chất của Cơ sở Dạy nghề phía bắc Tây Nam Bộ đóng tại xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc (Long An).
Việc tìm hiểu, khảo sát sẽ làm cơ sở cho việc hợp tác giữa Hội NDVN và Trường ĐH Lao động-Xã hội cơ sở 2.
Có thể bạn quan tâm
“Đạt danh hiệu nông thôn mới, vậy cuộc sống người dân có tốt lên không, thu nhập có tăng không?”. Đó là câu hỏi của ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đặt ra trong buổi làm việc với huyện Bình Chánh chiều 23.8.
Từ hai bàn tay trắng, nhờ gắn bó với nghề ấp trứng vịt lộn, gia đình ông Nguyễn Đình Việt (57 tuổi, thôn Mao Dộc, xã Phượng Mao, huyện Quế Võ, Bắc Ninh) đã sở hữu cơ ngơi nhiều người phải ao ước.
hìn cơ ngơi hiện tại của ông, ít ai nghĩ rằng, tỷ phú nông dân Đoàn Văn Thi (xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ) từng chật vật kiếm sống, vợ chồng ông phải bươn chải làm đủ nghề. Để có hôm nay, tỷ phú chân đất này đã luôn tâm niệm: Mình phải làm giàu từ cây lúa, con cá...