Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Tỷ phú chân đất làm giàu từ cây lúa, con cá

Tỷ phú chân đất làm giàu từ cây lúa, con cá
Tác giả: Chúc Ly
Ngày đăng: 26/08/2016

Khởi nghiệp với 5 công đất

Tiếp chúng tôi bên bàn trà nóng trong ngôi nhà khang trang, ông Thi chia sẻ: “Bây giờ nhà cửa ổn định, con cái cũng đã lập gia đình hết nên vợ chồng tôi cũng phần nào yên tâm.

Nhớ lại hồi trước cực khổ trăm bề, ra riêng mà cha mẹ tôi nghèo quá nên không có ruộng đất để cho, thấy vậy cha mẹ vợ mới cho 5 công đất làm vốn.

Hơn 20 năm trước, đất ruộng chỉ làm được 1 vụ lúa mùa/năm nên làm chỉ đủ gạo ăn, tôi phải làm đủ nghề kiếm sống”.

Khoảng 10 năm nay tôi luôn chọn những giống lúa chất lượng cao để sạ, ngoài ra luôn áp dụng kỹ thuật 1 phải 5 giảm để tăng hiệu quả.

Phương pháp canh tác này mấu chốt là phải giảm lượng hạt giống gieo sạ, nếu ngày trước sạ khoảng 30kg/công thì nay tôi chỉ sạ 18kg/công.

Từ chỗ giảm giống sẽ giúp chúng ta giảm được chi phí và hạn chế bón phân thuốc, năng suất lúa cũng cao hơn do hạn chế đổ ngã”.

Với sự cần cù trong lao động và tinh thần quyết vươn lên, ngoài 5 công đất ruộng, vợ chồng ông Thi có thêm nghề mua bán cá để tăng thu nhập.

5 năm sau, ông đã có tiền mua thêm 15 công đất, lúc này ông Thi đã biết canh tác 2 vụ lúa/năm.

Ông Thi kể: Lúc mới mua thêm đất, trong lúc đi bán cá tôi thấy người ta làm được 2 vụ lúa còn vụ 3 (thu đông) thì nuôi cá trên ruộng lúa, tôi liền về học hỏi làm theo, không ngờ đạt hiệu quả cao.

Thời gian sau này tôi luôn áp dụng 2 lúa – 1 cá trong năm, nhờ canh tác hợp lý nên có tiền mua thêm nhiều ruộng đất, đến nay đã được 80 công (8ha).

“Thực tế canh tác nhiều năm cho thấy làm lúa ở vụ 3 không hiệu quả, còn nuôi cá thì thu lợi nhuận cao gấp nhiều lần.

Bên cạnh đó, nuôi cá trong vụ 3 sẽ giúp đất có thời gian nghỉ ngơi, tích trữ phù sa cho vụ sau, các vụ lúa sau sẽ trúng hơn.

Chỉ riêng thu nhập từ vụ cá, mỗi năm tôi lãi khoảng 150 triệu đồng; còn năng suất lúa ổn định 9-10 tấn/ha ở vụ đồng xuân, 7-8 tấn/ha ở vụ hè thu, mỗi năm thu lãi khoảng 400 triệu đồng” – ông Thi bộc bạch.

Người nông dân biết kinh doanh

Dẫn chúng tôi đi xem cánh đồng lúa đang độ chín rộ, ông Thi cho biết: “Khoảng 10 năm nay tôi luôn chọn những giống lúa chất lượng cao để sạ, ngoài ra luôn áp dụng kỹ thuật 1 phải 5 giảm để tăng hiệu quả.

Phương pháp canh tác này mấu chốt là phải giảm lượng hạt giống gieo sạ, nếu ngày trước sạ khoảng 30kg/công thì nay tôi chỉ sạ 18kg/công.

Từ chỗ giảm giống sẽ giúp chúng ta giảm được chi phí và hạn chế bón phân thuốc, năng suất lúa cũng cao hơn do hạn chế đổ ngã”.

Đạt được kết quả đó là nhờ ông Thi đã chủ động theo học các lớp tập huấn được tổ chức để triển khai những kỹ thuật mới, tiên tiến.

Bên cạnh đó, ông không ngần ngại tham khảo ý kiến của các cán bộ kỹ thuật, luôn tìm tòi học hỏi.

Nhờ đó, mỗi năm ông Thi giảm được chi phí khoảng 40 triệu đồng so với thói quen canh tác cũ.

Không dừng lại ở đó, nhận thấy tình trạng dội hàng ở mỗi vụ đông xuân do sản lượng lúa nông dân làm ra lớn, mà thương lái luôn ép giá, ông Thi đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư mua lại lúa của nông dân xung quanh, phơi khô và trữ chờ giá cao để bán.

Ông Thi cho biết: “Mỗi vụ đông xuân tôi thường hợp đồng mua khoảng 500 công ruộng, với giá cao hơn giá thị trường 500-1.000 đồng/kg.

Do mình có nguồn vốn lớn và có mối mua lúa từ các kho lớn ở quận Thốt Nốt nên có điều kiện thu mua, ngoài ra còn giúp nhiều nông dân cần tiền gấp.

Mỗi vụ tôi thu lãi 300-400 triệu đồng”.

Sau gần nửa cuộc đời gắn với nghiệp ruộng đồng, ông Thi đã mạnh dạn đầu tư thành lập cửa hàng bán vật tư nông nghiệp.

Người nông dân thật thà, chất phác ngày nào nay đã biết kinh doanh.

Theo ông Thi, sau thời gian bắt đầu nhiều khó khăn, nay cửa hàng vật tư nông nghiệp của ông đã đi vào ổn định, mỗi năm có doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng, lãi hơn 400 triệu đồng.

Tổng thu nhập mỗi năm của gia đình ông Thi khoảng 1 tỷ đồng.

“Nhìn lại khoảng thời gian cực khổ mới biết quý thành quả hôm nay.

Ngày đó mình chỉ biết làm chứ không nghĩ nhiều, còn nay tôi nhận ra rằng muốn làm giàu nông dân phải năng động, trong quá trình canh tác phải biết cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng, giảm chi phí mà tăng hiệu quả mới là hướng đi đúng” – ông Thi bộc bạch.

Với 80 công đất trồng lúa, một cửa hàng vật tư nông nghiệp và hoạt động thu mua lúa ở vụ đông xuân, mỗi vụ ông Thi tạo công ăn việc làm cho khoảng 20 lao động tại địa phương, với thu nhập khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.

Khi đã dư dả, có của ăn của để, vợ chồng ông Thi cũng không quên giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Mỗi năm vợ chồng ông bỏ ra khoảng 70 triệu đồng để làm cầu, sửa đường giao thông nông thôn, bà con hàng xóm ai cũng quý mến.


Có thể bạn quan tâm

Tiết lộ mánh lừa trứng gà Ai Cập thành trứng gà ta xịn Tiết lộ mánh lừa trứng gà Ai Cập thành trứng gà ta xịn

Trứng gà Ai Cập lông trắng có màu trắng, trứng gà Ai Cập lông vằn có màu trắng ngà hơi sậm, dùng hai loại trứng này trộn với nhau sẽ ra loại trứng giống hệt trứng gà ta xịn mà đến người có kinh nghiệm trong nghề nhìn vào cũng khó phân biệt đâu là trứng gà ta, đâu là trứng gà Ai Cập.

26/08/2016
Chủ tịch UBND TP.HCM - Đạt nông thôn mới, cuộc sống người dân có tốt lên không Chủ tịch UBND TP.HCM - Đạt nông thôn mới, cuộc sống người dân có tốt lên không

“Đạt danh hiệu nông thôn mới, vậy cuộc sống người dân có tốt lên không, thu nhập có tăng không?”. Đó là câu hỏi của ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đặt ra trong buổi làm việc với huyện Bình Chánh chiều 23.8.

26/08/2016
Ấp trứng vịt nở ra nhà tầng Ấp trứng vịt nở ra nhà tầng

Từ hai bàn tay trắng, nhờ gắn bó với nghề ấp trứng vịt lộn, gia đình ông Nguyễn Đình Việt (57 tuổi, thôn Mao Dộc, xã Phượng Mao, huyện Quế Võ, Bắc Ninh) đã sở hữu cơ ngơi nhiều người phải ao ước.

26/08/2016