Lễ Trao Tặng Danh Hiệu Chất Lượng Vàng Thủy Sản Việt Nam Lần Thứ Ba-2014

Ngày 22/11/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo Hội Nghề cá Việt Nam và Tạp chí Thủy sản Việt Nam tổ chức trao tặng Danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba – 2014” nhằm ghi nhận thành tích, khơi dậy ý thức trách nhiệm của nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học, nhà quản lý đang tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản.
Với định kỳ 5 năm/2 lần, Danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba - 2014” kế thừa tiêu chí bình chọn và trao thưởng của các năm 2009 và 2012. Chỉ sau hơn 5 tháng phát động, Ban tổ chức Chương trình Bình chọn “Danh hiệu Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba - 2014” đã nhận được gần 300 hồ sơ đăng ký tham gia của các tập thể, cá nhân trên cả nước. Từ đó đã chọn ra 101 tập thể, cá nhân tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực thủy sản của cả nước; trong đó, 10 tập thể và 10 cá nhân xuất sắc nhất sẽ được nhận Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Hình thức tổ chức bình chọn danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam” năm nay có nhiều điểm mới so với hai lần tổ chức trước (năm 2009 và 2012) như: không thu bất kỳ khoản phí nào đối với tập thể, cá nhân, doanh nghiệp tham gia; hồ sơ đăng ký ngắn gọn, đầy đủ, dựa trên 4 tiêu chí: hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái.
Ngoài ra, hồ sơ bình chọn danh hiệu “chất lượng vàng thủy sản Việt Nam” còn phải có ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ quan quản lý ở địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Hội Nghề cá, Hiệp hội Thủy sản địa phương (nếu là thành viên).
Lễ trao tặng danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam” không chỉ cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản tích cực sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu mà còn khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, động viên mọi cá nhân, mọi thành phần kinh tế hăng say lao động sản xuất, đưa ngành thủy sản Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững.
Nguồn bài viết: http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/a-tin-van/le303-trao-ta323ng-danh-hieu-201cchat-luong-vang-thuy-san-vie323t-nam-la300n-thu301-ba-2014201d/
Related news

Mô hình trám ghép được đưa vào trồng trên đất xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) từ năm 2002 - 2003, do trạm khuyến nông huyện triển khai thực hiện. Theo đó, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ toàn bộ tiền giống, tập huấn về quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám ghép.

Nguyên nhân thảo quả mất mùa là do đầu năm 2014, Y Tý hứng chịu đợt mưa tuyết dày khiến phần lớn diện tích cây thảo quả bị gẫy, chết rét, cần 3 năm sau mới cho thu hoạch.

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân (Phú Yên), mô hình thâm canh cây đậu phộng năng suất cao vừa được triển khai tại soi Bàu Ông Quán (xã Xuân Quang 3), trên diện tích 2ha, với 28 hộ tham gia.

Cuộc sống người dân xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đang đổi thay từng ngày. Hiện nay người dân dưới chân đèo Sa Mù đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương đưa vào thâm canh các loại cây trồng mới, trong đó hiệu quả nhất là phát triển mô hình trồng cây bời lời.

Đề cập vấn đề sử dụng công nghiệp thông tin cho lĩnh vực nông nghiệp, nông sản của Việt Nam ra trường thế giới, giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam vững mạnh, nông dân không bị rơi vào tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa như hiện nay. Đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) lấy làm ngạc nhiên bởi tại sao ta không đặt ra những định chế để phát triển sàn giao dịch nông sản đúng nghĩa như các nước trên thế giới đã làm hàng trăm năm qua.