Lào Cai Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Hồi Vân

Năm 2012 - 2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã xây dựng thành công mô hình “Nuôi cá hồi vân thương phẩm trong bể tại xã Dền Sáng, huyện huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.
Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã phân công cán bộ phụ trách, phối hợp với chính quyền cơ sở tiến hành khảo sát địa điểm triển khai, nguồn nước và các điều kiện cần thiết khác.
Qua khảo sát cho thấy xã Dền Sáng có độ cao 1.260 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình hàng năm 16 – 18 độ C, quanh năm có nguồn nước sạch, mát lạnh từ trong rừng già Y Tý chảy ra, nhiệt độ trung bình 15 – 17 độ C, pH trung bình 7,25.
Đây là điều kiện tự nhiên phù hợp cho cá hồi vân sinh trưởng và phát triển. Tháng 5/2012, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai giao cho Trạm Khuyến nông huyện Bát Xát triển khai mô hình nuôi cá hồi vân thương phẩm trong bể với tổng số vốn 108,6 triệu đồng.
Mô hình được triển khai với quy mô 3.000 con giống/100 m3 được nuôi trong 2 bể xi măng, có dòng nước sạch, mát lạnh dẫn về từ rừng già Ý Tý. Kích cỡ cá giống 15 g/con, mật độ thả ban đầu 30 con/m3. Thức ăn được sử dụng trong quá trình nuôi là thức ăn công nghiệp dạng viên có hàm lượng đạm 37% do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 sản xuất.
Do quá trình khảo sát, điều tra trước khi xây dựng mô hình được thực hiện một cách nghiêm ngặt, cá giống, thức ăn đảm bảo chất lượng tốt nên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá khá cao. Sau 12 tháng nuôi, cá thu hoạch đạt trọng lượng trung bình 1,4 kg/con.
Mô hình đã thu được 3.948 kg cá thịt thương phẩm. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được như sau: tỷ lệ sống trung bình 94%; năng suất 39,48 kg/m3 bể. Tại thời điểm giá cá hồi vân thương phẩm bán trên thị trường 170.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí người nuôi cá thu được lợi nhuận 481.460.000 đồng.
Từ những kết quả trên. Với những kỹ thuật đã được tiếp thu qua quá trình nuôi, mô hình nuôi cá hồi vân trong bể đã và đang được nhân ra diện rộng. Hiện tại đã có các doanh nghiệp và một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư xây dựng bể nuôi để mở rộng diện tích tăng thu nhập từ nuôi thủy sản nước lạnh trên địa bàn huyện.
Thành công bước đầu của mô hình đã mở ra cho các huyện miền núi tỉnh Lào Cai hướng làm kinh tế mới, tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững, duy trì môi trường sinh thái cân bằng và ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Vụ vú sữa năm nay hầu hết nhà vườn đều trúng mùa, trúng giá nhờ thời tiết thuận lợi, trình độ thâm canh của bà con nâng lên và vú sữa Lò Rèn đã khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tháng 12 vừa qua, cam sành thôn Thuốc Thượng 1, xã Tân Thành (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã được Viện Khoa học sự sống (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chính thức công nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Đây tiếp tục là bước tiến quan trọng góp phần nâng cao giá trị cam sành Hàm Yên nói chung và vùng cam Tân Thành nói riêng.

Theo các hộ nông dân, bưởi đường lá cam Bạch Đằng hiện nay không đủ cung ứng cho các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là Hà Nội.

Năm 2007, ông Trần Minh Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) thăm người bạn Việt kiều ở tỉnh Tiền Giang. Tại đó, ông được người bạn giới thiệu từng mua hai cây mít giống Myanmar đem về trồng nhưng không hợp phong thổ nên còi cọc, có một cây sống ra một cành duy nhất cho 3 trái. Người bạn biếu ông một trái làm quà.

Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi "treo" đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.