Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãnh Đạo Bộ NNPTNT Nói Gì Về Cây Trồng Biến Đổi Gene?

Lãnh Đạo Bộ NNPTNT Nói Gì Về Cây Trồng Biến Đổi Gene?
Ngày đăng: 06/03/2015

Cho đến nay, trong văn y thế giới chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi và con người ... do cây trồng và sản phẩm biến đổi gene gây ra. Dân Việt xin trích đăng ý kiến của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh về vấn đề này.

Năm 1996 được coi là năm đầu tiên thương mại hóa cây trồng biến đổi gene (BĐG). Đến hết năm 2013, diện tích của các loại cây trồng này đã tăng lên 175,3 triệu hécta từ 1,7 triệu hécta năm 1996, chiếm khoảng 12% diện tích đất canh tác toàn cầu, với sự tham gia của 18 triệu nông dân.

Số nước chính thức sử dụng sản phẩm biến đổi gene làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi hiện nay là 36 nước. Ngoài ra còn nhiều nước chưa có hệ thống quy chế đầy đủ để có thể chính thức phê duyệt sử dụng sản phẩm biến đổi gene, mặc dù đã sử dụng trên thực tế (nhập khẩu), ví dụ như Việt Nam. Các chuyên gia nhận định đây là một trong những công nghệ có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hiện nay có ít nhất 9 công ty và 11 quốc gia tham gia tạo và sở hữu giống cây trồng BĐG. Các công ty và quốc gia này đã tạo ra và đưa vào sản xuất 336 sự kiện biến đổi gene. Danh mục các công ty và quốc gia sở hữu công nghệ biến đổi gene đang ngày một kéo dài.

“Đối với sức khỏe con người, vật nuôi, môi trường và đa dạng sinh học, cây trồng và sản phẩm biến đổi gene không có nguy cơ rủi ro cao hơn so với cây trồng tạo ra bằng phương pháp truyền thống”.

Ông Lê Quốc Doanh (Thứ trưởng Bộ NNPTNT).

Lợi ích của cây trồng  BĐG đã được nghiên cứu rất kỹ trong hàng trăm công trình nghiên cứu công phu của các học giả trên thế giới. Các công trình nghiên cứu này đều khẳng định cây trồng  BĐG góp phần tăng năng suất, ổn định thu nhập của người nông dân, thuận lợi hơn cho canh tác, bảo vệ môi trường và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân.

An toàn sinh học đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học và các nhà quản lý. Các tổ chức quốc tế lớn, có trách nhiệm như WHO, FAO, EFSA và OECD đã vào cuộc ngay từ đầu và đều đã có những hướng dẫn khoa học cần thiết cho các quốc gia thành viên về sử dụng an toàn sinh vật biến đổi gene.

Riêng Tổ chức Cộng đồng chung châu Âu, trong 25 năm qua đã tài trợ hơn 130 dự án cho hơn 500 nhóm nghiên cứu độc lập tham gia đánh giá các khía cạnh an toàn sinh học của cây trồng BĐG. Trên cơ sở các nghiên cứu đó đã rút ra kết luận là: “Đối với sức khỏe con người, vật nuôi, môi trường và đa dạng sinh học, cây trồng và sản phẩm biến đổi gene không có nguy cơ rủi ro cao hơn so với cây trồng tạo ra bằng phương pháp truyền thống”.

Về thực tế sử dụng, từ năm 1996 đến nay tổng diện tích GMC trên thế giới cộng dồn lại là hơn 1,5 tỷ hécta, hàng chục tỷ tấn sản phẩm đã làm ra và tiêu thụ. Hàng trăm triệu người Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Argentina..., thường xuyên tiếp xúc, sử dụng cây trồng, sản phẩm biến đổi gene từ 1996. Tuy vậy cho đến nay, trong văn y thế giới chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi và con người cũng như môi trường và đa dạng sinh học do cây trồng và sản phẩm biến đổi gene gây ra.

Trên thế giới nói chung và tùy theo từng nước nói riêng, đã hình thành hệ thống các quy chế rất chặt chẽ, nhằm quản lý, đánh giá rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người nhằm đảm bảo khai thác được tiềm năng của công nghệ sinh học hiện đại cho an ninh lương thực bền vững, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, đồng thời giảm đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng công nghệ này.


Có thể bạn quan tâm

Triệu phú từ nuôi ba ba Triệu phú từ nuôi ba ba

Chỉ với 60 triệu đồng vốn đầu tư ban đầu, đến nay mô hình nuôi ba ba của ông Vũ Văn Tuấn ngụ ấp 6, xã Minh Thắng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã cho thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mô hình hiệu quả này được các hộ nông dân ở xã Minh Thắng học tập.

12/10/2015
Xây nhà máy thức ăn thủy sản công suất lớn ven sông Hậu Xây nhà máy thức ăn thủy sản công suất lớn ven sông Hậu

Hàng ngàn dân nghèo sống ở đôi bờ sông Hậu thuộc địa bàn các tỉnh An Giang và Đồng Tháp sẽ có công ăn việc làm sau khi nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Sao Mai đi vào hoạt động.

12/10/2015
Tình hình thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng tôm giống năm 2015 Tình hình thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng tôm giống năm 2015

Cà Mau là một trong những vùng kinh tế thủy sản trọng điểm của cả nước, với vị trí địa lý, điều kiện thổ nhưỡng đã tạo nên tiềm năng và lợi thế phát triển thủy sản cho tỉnh Cà Mau, đặc biệt là nuôi tôm.

12/10/2015
Ngư dân sử dụng khá tốt bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương Ngư dân sử dụng khá tốt bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương

Sau 3 ngày 3 đêm thực hiện chuyến biển thực nghiệm khai thác, xử lý bảo quản cá ngừ đại dương (CNĐD) dưới sự hướng dẫn trực tiếp của 4 chuyên gia Nhật Bản, ngày 9.10, ba tàu cá của các ngư dân đã cập Cảng cá Quy Nhơn.

12/10/2015
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản

Ngày 07/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản

12/10/2015