Lan vũ nữ đi Nhật
Ông Trần Trung Thứ trong vườn lan vũ nữ đang cho thu hoạch của mình
Theo lời kể của Trần Trung Thứ, ông mới đến với nghề trồng lan vũ nữ (oncidium) chỉ khoảng 3 năm nay, nhưng như là duyên số bởi đây đang là hướng lựa chọn đúng giúp ông phát triển kinh tế gia đình.
Sinh ra và lớn lên ở Hưng Yên, năm 1982 ông Thứ theo gia đình vào vùng đất Đức Trọng này sinh sống.
Năm 1991 ông lập gia đình rồi làm nghề lái xe, nuôi cá và xuống tận Bạc Liêu nuôi tôm.
Hơn 11 năm trời, cuộc sống của gia đình ông cứ “bầm dập” mãi bởi làm ăn không hiệu quả.
Năm 2002, ông quay về Đức Trọng gom góp, vay mượn tiền mua 1,8 ha đất rồi sử dụng một nửa trồng rau, một nửa đào ao nuôi cá.
Thế rồi cây rau thì giá cả không ổn định, cảnh “được mùa mất giá…” tái diễn thường xuyên, còn ao cá thì chọn giống không phù hợp nên đời sống gia đình ông luôn gặp nhiều khó khăn.
Dù đổi nghề mãi vẫn thất bại, nhưng ông Thứ không nản, ông luôn suy nghĩ phải tìm ra cây gì đó mà trồng để “đổi đời”
"Năm 2011, tình cờ tôi gặp lãnh đạo Công ty Hoa Mặt Trời đóng chân trên địa bàn, qua trao đổi, bên đó có hướng trồng hoa lan vũ nữ để xuất khẩu.
Anh ấy nêu ra một số thuận lợi về khí hậu, đất đai ở đây phù hợp với cây lan vũ nữ và đặc biệt là nhu cầu thị trường xuất khẩu của cây này đang rất lớn.
Về nhà suy nghĩ thấu đáo, 2 năm sau tôi quyết định đến gặp công ty để hợp tác trồng lan vũ nữ ”, ông Thứ kể lại.
Cũng theo ông Thứ, khi hợp tác, phía công ty cung cấp giống cây sạch đảm bảo tiêu chuẩn và một số dịch vụ đầu vào thiết yếu khác, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật và là đầu mối tập trung sản phẩm, đóng gói, vận chuyển thực hiện xuất khẩu; còn mình thì cứ yên tâm sản xuất làm sao cho hoa đạt chất lượng tốt là được .
Thỏa thuận xong điều kiện hợp tác, ông Thứ đầu tư xây dựng 3.500 m2 nhà lưới và sau đó thêm 3.500 m2 nữa để trồng 70.000 chậu lan vũ nữ.
“Nhờ được hướng dẫn chi tiết, đầu tư bài bản nên tôi không gặp khó khăn với kỹ thuật trồng .
Đến tháng 9.2014, tôi bắt đầu thu hoạch và cứ 1 tuần cắt cành 1 lần được khoảng 3.000 - 4.000 cành/lần bán với giá tối thiểu 10.000 đồng/cành và như vậy mỗi tháng cũng mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Cây lan vũ nữ cho thu hoạch trong vòng 8 - 10 năm và thu hoạch ổn định từ năm thứ 3 trở đi (5 - 6 cành/chậu), với đà này thì chuyện kiếm tiền tỉ mỗi năm với nông dân như chúng tôi sẽ trở nên đơn giản…”, ông Thứ vui vẻ cho biết.
Ông Thứ cho biết thêm: “Với việc hợp tác này, nông dân không phải lo đầu ra, tất cả sản phẩm chuyển về công ty cả, họ lo chuyện bán cho mình.
Giá bán hoa không phải do công ty quyết định mà do thị trường Nhật Bản quyết định.
Sau khi hoa đến Nhật Bản, được đưa lên sàn đấu giá và bán được bao nhiêu đối tác thông báo về công ty, công ty sẽ công khai giá bán.
Sau khi trừ hết các khoản chi phí, còn lại nông dân mình hưởng theo số hoa mình cung cấp và tùy nhiều hay ít, chất lượng cao hay thấp mà mình có thu nhập tương xứng”.
Cũng theo ông Thứ, bên cạnh việc xuất khẩu, vào dịp tết Nguyên đán hằng năm, công ty thông báo, mình cũng đưa chậu lan vũ nữ xuống để công ty bán hoa tết trong nước.
“Dịp tết năm ngoái, tôi bán được 5.000 chậu thu về 500 triệu đồng, dự kiến tết năm nay bán khoảng 5.000 - 7.000 chậu với giá từ 100.000 - 120.000 đồng/chậu .
Nếu không gặp cơ duyên để liên kết với công ty trồng lan vũ nữ thì không biết đến bao giờ gia đình tôi mới có được kết quả như ngày hôm nay, và có lẽ cũng chẳng bao giờ mà nông dân như tôi có sản phẩm lên sàn đấu giá ở Nhật Bản…”, ông Trần Trung Thứ thổ lộ.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ chừng 2 năm qua do nước lũ đầu nguồn không đổ về nhiều, phần do nhiều người bắt ốc và biết tận thu nguồn lợi này làm mồi nuôi cá đồng, tôm sú nên ốc ít dần.
Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp, tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân.
Qua đó, các hội viên áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Với phương thức “cầm tay chỉ việc”, HND xã đã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, đến từng gia đình hội viên hướng dẫn, giúp đỡ nông dân làm kinh tế, cùng vươn lên làm giàu.
Thời gian qua, phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện đánh bắt hải sản nhằm nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, toàn phường có 217 phương tiện đánh bắt hải sản các loại, với tổng công suất 54.000 CV, số lao động trực tiếp đi biển là 1.900 người.
Thấy rõ vấn đề trên Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã chủ động phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại huyện tổ chức tuyên truyền, vận động và mở các đợt tập huấn, giúp hội viên nông dân nắm vững kiến thức bảo vệ môi trường và áp dụng công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.