Lan vũ nữ đi Nhật

Ông Trần Trung Thứ trong vườn lan vũ nữ đang cho thu hoạch của mình
Theo lời kể của Trần Trung Thứ, ông mới đến với nghề trồng lan vũ nữ (oncidium) chỉ khoảng 3 năm nay, nhưng như là duyên số bởi đây đang là hướng lựa chọn đúng giúp ông phát triển kinh tế gia đình.
Sinh ra và lớn lên ở Hưng Yên, năm 1982 ông Thứ theo gia đình vào vùng đất Đức Trọng này sinh sống.
Năm 1991 ông lập gia đình rồi làm nghề lái xe, nuôi cá và xuống tận Bạc Liêu nuôi tôm.
Hơn 11 năm trời, cuộc sống của gia đình ông cứ “bầm dập” mãi bởi làm ăn không hiệu quả.
Năm 2002, ông quay về Đức Trọng gom góp, vay mượn tiền mua 1,8 ha đất rồi sử dụng một nửa trồng rau, một nửa đào ao nuôi cá.
Thế rồi cây rau thì giá cả không ổn định, cảnh “được mùa mất giá…” tái diễn thường xuyên, còn ao cá thì chọn giống không phù hợp nên đời sống gia đình ông luôn gặp nhiều khó khăn.
Dù đổi nghề mãi vẫn thất bại, nhưng ông Thứ không nản, ông luôn suy nghĩ phải tìm ra cây gì đó mà trồng để “đổi đời”
"Năm 2011, tình cờ tôi gặp lãnh đạo Công ty Hoa Mặt Trời đóng chân trên địa bàn, qua trao đổi, bên đó có hướng trồng hoa lan vũ nữ để xuất khẩu.
Anh ấy nêu ra một số thuận lợi về khí hậu, đất đai ở đây phù hợp với cây lan vũ nữ và đặc biệt là nhu cầu thị trường xuất khẩu của cây này đang rất lớn.
Về nhà suy nghĩ thấu đáo, 2 năm sau tôi quyết định đến gặp công ty để hợp tác trồng lan vũ nữ ”, ông Thứ kể lại.
Cũng theo ông Thứ, khi hợp tác, phía công ty cung cấp giống cây sạch đảm bảo tiêu chuẩn và một số dịch vụ đầu vào thiết yếu khác, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật và là đầu mối tập trung sản phẩm, đóng gói, vận chuyển thực hiện xuất khẩu; còn mình thì cứ yên tâm sản xuất làm sao cho hoa đạt chất lượng tốt là được .
Thỏa thuận xong điều kiện hợp tác, ông Thứ đầu tư xây dựng 3.500 m2 nhà lưới và sau đó thêm 3.500 m2 nữa để trồng 70.000 chậu lan vũ nữ.
“Nhờ được hướng dẫn chi tiết, đầu tư bài bản nên tôi không gặp khó khăn với kỹ thuật trồng .
Đến tháng 9.2014, tôi bắt đầu thu hoạch và cứ 1 tuần cắt cành 1 lần được khoảng 3.000 - 4.000 cành/lần bán với giá tối thiểu 10.000 đồng/cành và như vậy mỗi tháng cũng mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Cây lan vũ nữ cho thu hoạch trong vòng 8 - 10 năm và thu hoạch ổn định từ năm thứ 3 trở đi (5 - 6 cành/chậu), với đà này thì chuyện kiếm tiền tỉ mỗi năm với nông dân như chúng tôi sẽ trở nên đơn giản…”, ông Thứ vui vẻ cho biết.
Ông Thứ cho biết thêm: “Với việc hợp tác này, nông dân không phải lo đầu ra, tất cả sản phẩm chuyển về công ty cả, họ lo chuyện bán cho mình.
Giá bán hoa không phải do công ty quyết định mà do thị trường Nhật Bản quyết định.
Sau khi hoa đến Nhật Bản, được đưa lên sàn đấu giá và bán được bao nhiêu đối tác thông báo về công ty, công ty sẽ công khai giá bán.
Sau khi trừ hết các khoản chi phí, còn lại nông dân mình hưởng theo số hoa mình cung cấp và tùy nhiều hay ít, chất lượng cao hay thấp mà mình có thu nhập tương xứng”.
Cũng theo ông Thứ, bên cạnh việc xuất khẩu, vào dịp tết Nguyên đán hằng năm, công ty thông báo, mình cũng đưa chậu lan vũ nữ xuống để công ty bán hoa tết trong nước.
“Dịp tết năm ngoái, tôi bán được 5.000 chậu thu về 500 triệu đồng, dự kiến tết năm nay bán khoảng 5.000 - 7.000 chậu với giá từ 100.000 - 120.000 đồng/chậu .
Nếu không gặp cơ duyên để liên kết với công ty trồng lan vũ nữ thì không biết đến bao giờ gia đình tôi mới có được kết quả như ngày hôm nay, và có lẽ cũng chẳng bao giờ mà nông dân như tôi có sản phẩm lên sàn đấu giá ở Nhật Bản…”, ông Trần Trung Thứ thổ lộ.
Related news

Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ. “Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay. Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. Sẵn sàng về mọi mặt Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chó

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Khoai lang Nhật, hiện đang là cây trồng cho thu nhập ổn định. Khoai lang Nhật không chỉ bán nội địa mà một lượng lớn dùng để xuất khẩu với giá cao. Và một doanh nghiệp đã và đang đồng hành với nông dân, đưa củ khoai lang Nhật của Việt Nam đến với những phương trời xa. Đó là Công ty cổ phần Viên Sơn đóng trên địa bàn xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng - Lâm Đồng).

Bây giờ đến thôn 1 (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) không còn cảnh đường trơn trượt nữa. Con đường rải nhựa phẳng lỳ nối tiếp con đường bê tông chạy dài tít tắp. Một sự đổi thay mà chỉ có những con người trước đây đã từng đến mới cảm nhận hết được.