Lân nung chảy Ninh Bình, NPK Ninh Bình tăng chất lượng mủ cao su
Cây cao su được trồng nhiều ở một số tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Đất đỏ bazan phù hợp hơn cả với cây cao su.
Phân lân nung chảy Ninh Bình rất phù hợp bón cho cây cao su trên vùng đất bazan, chua ở Nam Bộ, Tây Nguyên
Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển mở rộng nên cao su được trồng cả trên vùng đất xám, nghèo dinh dưỡng. Cao su được trồng với mục tiêu để lấy mủ là chủ yếu, nhưng khi hết giai đoạn khai thác mủ, gỗ cao su cũng là nguồn nguyên liệu quý cho ngành chế biến gỗ.
Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, để có được sự sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất mủ ở giai đoạn khai thác cao, cây cao su cũng cần được bón đủ lượng và loại dinh dưỡng.
Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cao su cần nhu cầu dinh dưỡng theo thứ tự đạm, kali, lân và các yếu tố dinh dưỡng khác như canxi, magie, silic.
Nhu cầu về lân sẽ gia tăng từ khi bắt đầu cây bước vào giai đoạn khai thác mủ và tăng dần theo tuổi cây. Để có được 1 tấn mủ cây hút đi khoảng 6,3kg N, 1,3kg P2O5, 4,3kg K2O. Tuy nhiên, là cây thân gỗ có sinh khối thân, cành, lá lớn nên cao su vẫn cần nhiều dinh dưỡng để phát triển được nhanh và mạnh. Đây là điều kiện để tạo năng suất mủ cao.
Đặc biệt, cây cao su có hiện tượng rụng lá vào mùa khô (giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 3, 4 năm sau) sau đó đâm chồi, nảy lộc ra lá mới vào đầu mùa mưa. Sự thay lá mới thể hiện rõ chu kỳ sinh trưởng của loại cây này mà chúng ta rất cần quan tâm trong kỹ thuật bón phân để cây có được lớp lá mới hoàn hảo. Sự hình thành và phát triển lớp lá mới cũng đồng nghĩa với việc cây cao su bước vào giai đoạn hoạt động mạnh, tăng cả về lượng và chất để cây vừa phat triển vừa cho năng suất mủ cao. Duy trì tuổi lá cũng là giải pháp duy trì sức sản xuất mủ. Việc bón phân cho cao su được tập trung vào đầu và giữa mùa mưa.
Phân lân nung chảy Ninh Bình được khuyến cáo bón vào đầu mùa mưa. Tùy theo tuổi cây, giai đoạn khai thác và loại đất mà lượng bón có khác nhau. Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, lượng bón trung bình 3 - 4kg/cây/năm. Ở giai đoạn khai thác tăng dần theo tuổi, từ 0,5 - 0,8kg/cây/năm. Trên đất xám, cần bón cao hơn từ 0,7 - 1kg/cây. Loại phân lân nung chảy Ninh Bình sử dụng là dạng bột hoặc dạng hạt. Phân lân phải được rải đều và đưa vào trong đất tạo cho cây có thể hấp thụ được. Ngoài chất lân, cây cần được bón đủ lượng đạm, kali từ các loại phân khác theo khuyến cáo để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng mủ cao và kéo dài tuổi thọ khai thác.
Cơ sở để khuyến cáo sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình cho cao su là do các ưu thế vượt trội của phân lân nung chảy Ninh Bình so với các loại phân khác, đó là:
Nguyên liệu sản xuất phân lân nung chảy Ninh Bình từ các khoáng chất tự nhiên.
Công nghệ sản xuất phân lân nung chảy bằng nhiệt độ cao, trong quá trình sản xuất không sử dụng hóa chất.
Điểm ưu việt của phân lân nung chảy Ninh Bình: Đây là một hợp chất dinh dưỡng, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng lân(P2O5) cho cây trồng, còn cung cấp chất vôi (CaO) từ 28 - 34%, chất magiê (MgO) từ 16 - 20% có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất. Ngoài ra, magiê còn là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây giúp cây trồng tăng khả năng quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và nâng cao chất lượng mủ cao su. Chất silic (SiO2) từ 25 - 30% giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết và các chất vi lượng rất cần thiết cho cây trồng.
Phân lân nung chảy Ninh Bình có tính kiềm, pH > 8 có tác dụng điều chỉnh độ chua, cải tạo đất. Đặc biệt trên vùng đất bazan, chua trồng cao su thì phân lân nung chảy Ninh Bình rất phù hợp.
Phân lân nung chảy Ninh Bình không tan trong nước mà tan hết trong môi trường chua của đất và dịch của rễ cây trồng tiết ra, đặc biệt mùa mưa ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên phân không bị rửa trôi, hiệu quả sử dụng phân kéo dài.
Cùng với phân lân nung chảy, phân NPK Ninh Bình với chất lân có trong phân được sử dụng từ nguồn nguyên liệu lân nung chảy nên có những ưu thế hơn các loại NPK được sản xuất từ nguồn nguyên liệu khác, nó có được thêm các chất lân canxi (Ca), manhê (Mg), silic (Si) và các chất vi lượng. Từ tháng 10/2017, Cty CP Phân lân Ninh Bình đã đưa ra thị trường sản phẩm NPK mức dinh dưỡng cao, sản xuất bằng công nghệ hơi nước tiên tiến, giúp bà con nông dân giảm lượng phân bón cho cây trồng.
Việc phối kết hợp hài hòa, khoa học giữa bón phân lân nung chảy Ninh Bình và NPK Ninh Bình cho cây cao su theo lượng và loại khuyến cáo sẽ mang lại nhiều lợi ích cả cho đất, cây và người sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Cô gái nhỏ nhắn Đào Thị Thùy Linh, sinh năm 1993, ở thôn 7, xã Thuận Hà (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) quyết định về nhà xây dựng mô hình nuôi gà Đông Tảo.
11 giống lúa chủ lực gồm nhóm giống lúa chất lượng cao là OM 4900, OM 5451, OM 7547, OM 6162; VD 20, Jasmine 85...
Trong canh tác lúa, bón lót là giai đoạn bón phân đầu tiên và quan trọng nhất, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, hiệu quả sản xuất lúa cao