Làm Giàu Từ Ươm Giống Cây Trồng

Trong những năm gần đây nghề ươm giống cây lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân ở xã Tân Hương, Tân Kỳ, Nghệ An.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, nguồn thu từ nghề này trong toàn xã lên tới 2,5 tỷ đồng. Với nguồn thu nhập đó đã giúp bà con nông dân ở xã Tân Hương không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.
![]() |
Trại ươm cây giống - ảnh tử liệu (2lua.vn) |
Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở xóm 6, xã Tân Hương tham gia nghề ươm giống cây lâm nghiệp từ năm 2008. Hàng năm gia đình chị duy trì vườn ươm trên diện tích 2 sào với hơn 2 vạn cây giống các loại như keo ghép cành, xoan đâu, mỡ, lát hoa...
Nhờ được đầu tư chăm bón đúng quy trình kỹ thuật, nên vườn ươm của gia đình chị luôn phát triển tốt. Cây giống có chất lượng nên đã thu hút được đông đảo khách hàng từ nhiều địa phương đến mua.
Nếu giá thị trường như hiện nay là 150 đồng/cây giống, thì mỗi năm gia đình chị thu về 300 triệu đồng, trừ các khoản chi phí còn lãi ròng hơn 150 triệu đồng.
Cũng như gia đình chị Nguyễn Thị Hồng, hiện nay nhiều bà con ở xã Tân Hương đã vươn lên thoát nghèo nhờ nghề ươm giống cây lâm nghiệp. Bởi nghề này chi phí đầu vào thấp, công chăm bón ít mà đem lại lợi nhuận cao.
Trên diện tích 1m2 đất, có thể đặt được 600 đến 650 bầu cây giống, mỗi năm có thể ươm từ hai đến ba vụ. Theo đánh giá của ngành chức năng xã Tân Hương, mỗi ha cây giống sẽ cho nguồn thu nhập trên 500 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng các loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích.
Hiện tại toàn xã có 675 hộ gia đình tham gia, tập trung chủ yếu xóm 3, xóm 5, xóm 6, xóm 7, với diện tích vườn ươm lên đến 10ha, trong đó có 62 hộ đã tham gia vào hợp tác xã dịch vụ sản xuất giống cây lâm nghiệp Tân Hương.
Thị trường tiêu thụ giống cây lâm nghiệp rất ổn định, hiện nay không chỉ được xuất bán trong tỉnh mà còn được cung ứng tới các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh...
Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, nghề ươm cây giống ở Tân Hương đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân, từ đó giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Related news

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ tại Hội nghị đánh giá kết quả và bàn biện pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện một số chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT).

Gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là cơ hội “vàng” để các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên với ngành chăn nuôi cả nước nói chung, Quảng Ngãi nói riêng thì lợi thế trên có nguy cơ trở thành yếu thế…

Mới đây, bằng nguồn vốn khuyến công, TX An Nhơn đã hỗ trợ cơ sở sản xuất của bà Nguyễn Thị Lệ Sương, ở xã Nhơn An lắp đặt máy sản xuất bánh tráng ướt tự động, công suất 1 tấn bánh/ngày, với giá thành lắp đặt máy kể cả xây dựng nhà xưởng là 120 triệu đồng.

Ngày 22.9, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Ân tổ chức tổng kết Mô hình Nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt năm 2015. Mô hình được thực hiện tại xã vùng cao Ân Sơn có 7 hộ tham gia với diện tích mặt nước 2000m2.

Mặc dù Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về khối lượng xuất khẩu gạo nhưng giá trị đem về rất thấp, chủ yếu là xuất thô, tỉ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu chỉ chiếm vài phần trăm. Để nâng cao giá trị, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia là rất cần thiết nhưng rất chông gai.