Làm Giàu Từ Nuôi Gà

Theo lời giới thiệu của ông Hồ Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận), chúng tôi tìm đến trang trại của vợ chồng anh Võ Thanh Thanh và chị Võ Thị Mỹ Hạnh, ở khu phố 6, thị trấn Tân Sơn, được biết đến như tấm gương sản xuất giỏi của địa phương.
Năm 2000, với số vốn nhỏ, vợ chồng anh Thanh mua 40 gà con giống Lương phượng về nuôi. Sau 6 tháng, đàn gà đã cho ra những lứa trứng đầu tiên. Lúc này gia đình anh không bán trứng mà giữ lại ấp, để gầy thành đàn. Dần dần khi đàn gà tăng lên, vợ chồng anh bắt đầu cho bán trứng và một số gà thịt.
Nhận thấy nhu cầu của người dân về gà giống và trứng làm thức ăn lớn, vợ chồng anh quyết định phát triển đàn gà theo quy mô trang trại, vừa cung cấp con giống, vừa bán trứng.
Anh sử dụng 0,5ha đất, nằm cách xa khu dân cư để làm chuồng trại một cách bài bản hơn. Khuôn viên trại gà gồm: Khu nhà xưởng, khu nuôi gà đẻ trứng, gà bán thịt và gà con. Anh đầu tư hơn 10 máy ấp và máy nở hoạt động bằng điện, với trị giá hơn 20 triệu đồng/cái.
Hiện tại, trại gà gia đình anh Thanh có hơn 2 ngàn con gà đẻ trứng giống Lương Phượng, gần 1 ngàn gà con và gà bán thịt. Là giống gà có nhiều ưu điểm như ít bệnh, dễ nuôi và cho năng suất cao. Nhờ chịu khó chăm sóc và áp dụng biện pháp phòng bệnh tốt, nên gà đẻ đều, tỷ lệ trứng ấp thành con đạt trên 80%.
Bình quân mỗi ngày bán hơn 1.800 trứng, với giá 2.000 đồng/ trứng, cứ 4 ngày cho xuất 1 đợt gà giống, giá bán 12.000 đồng/ con. Mỗi tháng trừ hết chi phí, trại gà cho lãi hơn 25 triệu đồng.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi gà, chị Hạnh chia sẻ: Để đàn gà luôn phát triển tốt, không bị dịch bệnh thì điều tiên quyết nên chủ động phòng bệnh là chính, hằng ngày phải thu gom xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng và rắc vôi khu vực chuồng trại theo định kỳ.
Bổ sung thức ăn, vitamin đầy đủ. Thời gian sắp tới, gia đình tiếp tục đầu tư nâng số lượng gà đẻ trứng lên thêm, để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN cho biết, đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt thí điểm 3 tổ chức đủ điều kiện đóng mới tàu cá vỏ thép làm dịch vụ hậu cần thủy sản và 1 cá nhân đóng mới tàu khai thác thủy sản, với tổng kinh phí khoảng 143 tỷ đồng.

Được biết, tại xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ) đã đầu tư thực hiện Dự án trồng rau an toàn trong nhà lưới. Mô hình này hiện đang được nhân rộng vì đạt năng suất, lợi nhuận cao. So với kiểu trồng rau thông thường, ưu điểm của việc trồng rau trong nhà lưới là ngăn ngừa được côn trùng, sâu bệnh, sản lượng rau tăng từ 3-5%, chi phí sản xuất giảm một nửa do không phải phun thuốc bảo vệ thực vật, có thể trồng quanh năm, ngay cả vào mùa mưa mà không sợ bị ngập úng hay bị dập lá.

Kiên trì giới thiệu sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và áp dụng quy trình sản xuất an toàn cho người tiêu dùng, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) đã hình thành một vùng sản xuất dưa lưới cho hiệu quả cao. Hiện nay, ngoài số dưa lưới được người trồng tiêu thụ tại chỗ theo hình thức bán lẻ cho khách du lịch, các ruộng dưa lưới tại Xuyên Mộc đều được thương lái bao tiêu sản phẩm.

Trong những năm qua, hiệu quả sản xuất của nông dân tại các xã xây dựng nông thôn mới (NTM) không ngừng tăng lên. Ngoài các yếu tố như đất đai, khí hậu, các chương trình hỗ trợ sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân được triển khai đã góp phần tạo thêm động lực mới nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn.

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh có hơn 50ha trồng hoa phục vụ Tết Nguyên đán, chủ yếu là hoa đồng tiền, cúc, thược dược, cát tường... So với mọi năm, vụ hoa này gặp khó khăn bởi trời lạnh, nhiều loài sâu bệnh xuất hiện gây hại cho hoa tết. Vì vậy, dự báo chi phí người trồng hoa bỏ ra tăng từ 15-20% so với vụ hoa ở Tết năm trước.