Làm giàu từ mô hình nuôi tôm

Để tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, sau quá trình tìm hiểu và học hỏi, anh quyết tâm đầu tư vào mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
Những năm đầu tiên, do chưa nắm bắt kỹ thuật, vốn ít, độ rủi ro khá lớn nên có những vụ tôm anh bị mất trắng.
Thêm vào đó, môi trường, nguồn nước, dịch bệnh xảy ra liên tục nhưng chưa có thuốc điều trị, nguồn thức ăn kém chất lượng đã ảnh hưởng lớn đến năng suất tôm.
Tưởng chừng không đứng vững, nhưng với quyết tâm không chùn bước trước những khó khăn, thử thách.
Sau khi được tham gia các lớp tập huấn do địa phương và Hội Nông dân tỉnh tổ chức anh đã nắm được kỹ thuật, cộng với kinh nghiệm và từng bước mở rộng diện tích.
Đến nay, việc nuôi tôm đã khá thuận lợi, thị trường ổn định, giá thành phù hợp.
Nhờ vậy, vài năm sau khi đầu tư, diện tích nuôi tăng lên 1,5 ha và đến năm 2013 là 2ha, mỗi năm nuôi 3 vụ năng suất bình quân đạt từ 1,5 – 2 tạ/sào.
Chia sẻ về kinh nghiệm để đạt được thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, anh Côn cho biết:
Đầu tiên là con giống phải đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.
Thức ăn của tôm phải đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của tôm, giữ môi trường nuôi tôm ổn định, không bị ô nhiễm.
Và thường xuyên áp dụng công nghệ mới vào quá trình nuôi tôm.
Hàng năm tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động với mức thu nhập từ 4,5 – 5 triệu đồng/tháng, tạo việc làm theo thời vụ cho 20 lao động địa phương.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn truyền kinh nghiệm và nhiệt tình hướng dẫn hội viên nông dân cùng tham gia phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình.
Ngoài ra, có điều kiện về kinh tế, gia đình anh đã giúp đỡ và hỗ trợ cho 7 hộ nghèo về vốn, tích cực tham gia đóng góp các nguồn quỹ do địa phương và Hội Nông dân vận động.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù Bộ Thuỷ sản đã chính thức công bố hai mẫu cá nuôi tại Đồng Nai là cá chim trắng chứ không phải cá dữ piranhas, theo nhiều chuyên gia, vẫn không nên phát triển đại trà loài cá này. Chỉ nên nuôi thử nghiệm trong điều kiện quản lý nghiêm ngặt, trước khi có kết luận cuối cùng về sự an toàn của chúng.

Trường Đại học Cần Thơ và Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) vừa tổ chức cuộc hội thảo: “Đối thoại về nuôi cá tra, ba sa” nhằm xem xét lại kết quả của nhóm hỗ trợ kỹ thuật và vạch ra đường lối cho thời gian tới xây dựng tiêu chuẩn nuôi cá tra, ba sa.

Theo như ý kiến của nhiều chuyên gia thủy sản, khi cá tra ăn mồi với lượng không ổn định, thường ăn rất trễ trong ngày và có biểu hiện hơi nhát có thể là do tầng đáy ao nuôi bị nhiễm phèn, do trời chuyển lạnh nên nhiệt độ ở tầng nước mặt bị giảm thấp và do chất vẩn hữu cơ lơ lửng trong nước quá nhiều.

Không phải là vùng sông nước nhưng anh Bùi Văn Thơ ở ấp An Bình II, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri đã thành công qua mô hình nuôi cá tra thương phẩm với chi phí thấp nên thu được lãi cao trong điều kiện giá cá tra luôn biến động.

Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.