Làm Giàu Từ Cánh Đồng Mẫu Lớn

Cách đây 55 năm (năm 1958) theo chủ trương khai hoang phục hóa đồng ruộng của xã, 50 hộ dân sinh sống ở các thôn trong xã đã đồng thuận vỡ đất làm kinh tế.
Nằm tách biệt với xã Đình Dù (huyện Văn Lâm, Hưng Yên), để đến được thôn Đồng Xá, chúng tôi phải vượt quãng đường hơn 10km. Sở dĩ có “sự lạ” như vậy vì cách đây 55 năm (năm 1958) theo chủ trương khai hoang phục hóa đồng ruộng của xã, 50 hộ dân sinh sống ở các thôn trong xã đã đồng thuận ra đây vỡ đất làm kinh tế.
Với địa hình chiêm trũng nên trồng cây gì, nuôi con gì là câu hỏi mà những ND sinh sống ở đây hết sức trăn trở. “Năm 2009, qua các kênh truyền thông thấy trồng lúa theo phương pháp gieo sạ thực hiện với cánh đồng mẫu lớn ở trong miền Nam, huyện Văn Lâm đã chủ trương chọn thôn Đồng Xá là nơi thí điểm thực hiện cách làm mới này”- anh Nguyễn Văn Quỳnh -Trưởng thôn Đồng Xá cho biết.
Để ND tin tưởng và làm theo, lãnh đạo thôn đứng ra bảo lãnh trồng thí điểm 10ha (trong tổng số 27ha diện tích trồng lúa của thôn) cùng với sự tham gia của 50% số hộ tích cực trong thôn. Ông Đỗ Xuân Bách, thôn Đồng Xá - một trong những hộ tiên phong làm lúa gieo sạ phấn khởi chia sẻ: “Với 1ha diện tích canh tác, tôi chọn cấy giống lúa Bắc Thơm số 7. Vụ lúa vừa rồi, gia đình tôi thu được 4 tấn thóc, bán 850.000 đồng/tạ. Tính ra 2 vụ/năm, gia đình tôi thu về hơn 50 triệu đồng”.
Cùng chung niềm vui với ông Bách, chị Vũ Thị Duân cho hay: “Trước đây với việc cấy lúa truyền thống, với 2ha mỗi vụ gia đình tôi chỉ thu được khoảng 6 tấn. Bên cạnh đó còn phải mất chi phí cho các khoản khác như công cấy, thời gian lúa cho thu hoạch kéo dài. Áp dụng cách làm mới, gia đình tôi vừa giảm được chi phí đầu tư mà thu nhập lại tăng lên đáng kể”.
Ông Trần Quang Huy - Chủ tịch Hội ND xã Đình Dù cho biết: “Trước khi triển khai kế hoạch làm lúa theo phương pháp gieo sạ ở thôn Đồng Xá, Hội ND huyện Văn Lâm phối hợp với Hội ND xã mở 2 lớp dạy nghề về kỹ thuật chăm sóc lúa trong thời gian 3 tháng cho ND.
Đồng thời, hàng năm đứng ra thế chấp cung ứng đến ND 15 tấn/vụ phân lân nung chảy Văn Điển trả chậm. Bên cạnh đó, Hội ND trực tiếp đứng ra xin Hội ND huyện hỗ trợ 4 máy gieo sạ cho ND”.
Theo ông Huy, làm lúa theo phương pháp gieo sạ, ND tiết kiệm được trung bình 18 công cấy/ha/vụ (tương đương 3-4 triệu đồng) và năng suất lúa cao hơn cách làm truyền thống từ 1-1,5 tấn/ha. Đến nay, 100% số hộ trong thôn đã làm theo phương pháp này.
Có thể bạn quan tâm

Ngay từ đầu năm 2014, các ngành của huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã chỉ đạo các xã, doanh nghiệp và ngư dân ở các địa phương ven biển chủ động khắc phục khó khăn, tập trung chuyển đổi cơ cấu nghề, áp dụng các công nghệ mới vào khai thác thủy sản, góp phần nâng cao đời sống của bà con ngư dân.

Năm 2014, tỉ lệ thiệt hại trên tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng khá cao (trên 41%), tuy nhiên sản lượng vẫn đạt trên 80.000 tấn theo kế hoạch đề ra. Kết quả ấy là do người nuôi tôm đã chuyển đổi cơ cấu giống từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng một cách hợp lý.

Ngày đầu tuần tháng 1, sau chuyến đi biển cuối năm gặp trục trặc về máy móc, tàu câu mực lớn nhất Đà Nẵng ĐNa 90567 được ngư dân Trần Văn Mười cho lên đà bảo dưỡng. Phút rảnh rỗi, Trần Văn Mười tâm sự: “Tuy năm nay mất mùa mực, song giá mực cao hơn năm ngoái khoảng 25.000 đồng/kg, nên thu nhập cũng khá cao so với các nghề khác.

Sò huyết được nuôi xen canh với tôm, cua tại các vuông nuôi thủy sản vùng nước mặn của Cà Mau, tập trung nhiều ở huyện Cái Nước. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước thống kê cả huyện có trên 6.600ha sò huyết, tập trung nhiều ở xã Đông Thới và Trần Thới.

Trước nhu cầu sử dụng các tuyến ống để phục vụ thoát nước thải và cấp nước mặn trong nuôi tôm chân trắng ở các xã ven biển huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), UBND tỉnh đã hỗ trợ trang cấp hơn 40 ngàn ống PVC các loại, 195 ống buy bê tông các loại và nhiều phụ kiện vật tư khác.