Làm Giàu Từ Cánh Đồng Mẫu Lớn

Cách đây 55 năm (năm 1958) theo chủ trương khai hoang phục hóa đồng ruộng của xã, 50 hộ dân sinh sống ở các thôn trong xã đã đồng thuận vỡ đất làm kinh tế.
Nằm tách biệt với xã Đình Dù (huyện Văn Lâm, Hưng Yên), để đến được thôn Đồng Xá, chúng tôi phải vượt quãng đường hơn 10km. Sở dĩ có “sự lạ” như vậy vì cách đây 55 năm (năm 1958) theo chủ trương khai hoang phục hóa đồng ruộng của xã, 50 hộ dân sinh sống ở các thôn trong xã đã đồng thuận ra đây vỡ đất làm kinh tế.
Với địa hình chiêm trũng nên trồng cây gì, nuôi con gì là câu hỏi mà những ND sinh sống ở đây hết sức trăn trở. “Năm 2009, qua các kênh truyền thông thấy trồng lúa theo phương pháp gieo sạ thực hiện với cánh đồng mẫu lớn ở trong miền Nam, huyện Văn Lâm đã chủ trương chọn thôn Đồng Xá là nơi thí điểm thực hiện cách làm mới này”- anh Nguyễn Văn Quỳnh -Trưởng thôn Đồng Xá cho biết.
Để ND tin tưởng và làm theo, lãnh đạo thôn đứng ra bảo lãnh trồng thí điểm 10ha (trong tổng số 27ha diện tích trồng lúa của thôn) cùng với sự tham gia của 50% số hộ tích cực trong thôn. Ông Đỗ Xuân Bách, thôn Đồng Xá - một trong những hộ tiên phong làm lúa gieo sạ phấn khởi chia sẻ: “Với 1ha diện tích canh tác, tôi chọn cấy giống lúa Bắc Thơm số 7. Vụ lúa vừa rồi, gia đình tôi thu được 4 tấn thóc, bán 850.000 đồng/tạ. Tính ra 2 vụ/năm, gia đình tôi thu về hơn 50 triệu đồng”.
Cùng chung niềm vui với ông Bách, chị Vũ Thị Duân cho hay: “Trước đây với việc cấy lúa truyền thống, với 2ha mỗi vụ gia đình tôi chỉ thu được khoảng 6 tấn. Bên cạnh đó còn phải mất chi phí cho các khoản khác như công cấy, thời gian lúa cho thu hoạch kéo dài. Áp dụng cách làm mới, gia đình tôi vừa giảm được chi phí đầu tư mà thu nhập lại tăng lên đáng kể”.
Ông Trần Quang Huy - Chủ tịch Hội ND xã Đình Dù cho biết: “Trước khi triển khai kế hoạch làm lúa theo phương pháp gieo sạ ở thôn Đồng Xá, Hội ND huyện Văn Lâm phối hợp với Hội ND xã mở 2 lớp dạy nghề về kỹ thuật chăm sóc lúa trong thời gian 3 tháng cho ND.
Đồng thời, hàng năm đứng ra thế chấp cung ứng đến ND 15 tấn/vụ phân lân nung chảy Văn Điển trả chậm. Bên cạnh đó, Hội ND trực tiếp đứng ra xin Hội ND huyện hỗ trợ 4 máy gieo sạ cho ND”.
Theo ông Huy, làm lúa theo phương pháp gieo sạ, ND tiết kiệm được trung bình 18 công cấy/ha/vụ (tương đương 3-4 triệu đồng) và năng suất lúa cao hơn cách làm truyền thống từ 1-1,5 tấn/ha. Đến nay, 100% số hộ trong thôn đã làm theo phương pháp này.
Related news

Mặc dù tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2008-2013 khoảng 4.000 tỷ đồng, nhưng có tới 32% chi cho lương và hoạt động bộ máy. Nghiên cứu còn phân tán, thiếu tính đột phá và tính ứng dụng không cao…

Lượng khai thác ổn định là do hằng năm ngành Thủy sản thả bổ sung từ 800.000 đến 1 triệu con cá cho hồ Dầu Tiếng. Mặt khác, ngành thường xuyên thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, kiểm tra trên hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, kịp thời xử lý vi phạm nên sản lượng khai thác ổn định.

Đầu năm 2014, được sự hỗ trợ của UBND huyện Lạc Dương về hệ thống tưới tiêu, một DN chuyên kinh doanh hoa tươi hỗ trợ về giống và kỹ thuật, đơn vị này còn hứa là sẽ bao tiêu sản phẩm cho nông dân, còn người dân thì bỏ đất, phân và công chăm sóc. UBND xã Đạ Sar đã lựa chọn một số gia đình để thực hiện dự án này với mong muốn sẽ truyền đạt kỹ thuật canh tác hoa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho đồng bào DTTS.

Theo dữ liệu mới nhất của Nielsen Scantrack được Seafish công bố, tính từ ngày 21/6/2013 đến 21/6/2014, doanh thu từ thuỷ sản của Anh tăng 2,6%, lên mức 3,17 tỷ GBP (tức 5,1 tỷ USD). Dù khối lượng giảm 3,8% xuống còn 344.000 tấn, nhưng giá trung bình tăng 6,7% lên 14,74 USD/kg.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa khô tại kho loại thường hiện ở mức 5.550 - 5.650 đ/kg, loại hạt dài 5750 - 5.850 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu làm gạo 5% tấm hiện ở mức 7.150 - 7.250 đ/kg. Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn tàu hiện khoảng 8.600 - 8.700 đ/kg, gạo 15% tấm 8.100 - 8.200 đ/kg và gạo 25% tấm 7.650 - 7.750 đ/kg.