Lai Tạo Thành Công Giống Bò Thịt Chất Lượng Cao Charolais

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và Vương quốc Thái Lan về phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolais, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình giống bò thịt Charolais. Đến nay sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình cho hiệu quả bước đầu khả quan.
Mô hình đã được triển khai tại tại 3 xã Xuân Viên (Nghi Xuân); Nga Lộc (Can Lộc); Trường Sơn (Đức Thọ), với quy mô 100 con bò cái được phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Hiện nay đã có gần 90 con bò cái đang mang thai (từ 2 - 8 tháng) và có 14 con bê Charoilais con đã ra đời, trọng lượng sơ sinh đạt 26 - 28 kg/con, bê lai sau khi sinh khỏe mạnh, trọng lượng cao hơn từ 6 - 9 kg so với bê lai nhóm Zêbu (Redsindhi, Brahman,…) và có ngoại hình đẹp…
Thành công bước đầu mô hình nhân giống bò thịt chất lượng cao Charolais đã góp phần cải tạo nguồn giống, nâng cao chất lượng thịt bò, đặc biệt tăng hiệu quả kinh tế và tạo việc làm cho người dân tại địa phương.
Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng cỏ, chế biến thức ăn, phòng chống dịch bệnh bò thịt Charolais cho các nông dân ở địa phương trong tỉnh.
Theo kế hoạch, năm 2014 sẽ lựa chọn 4.000 nái nền để phối tinh với giống bò chất lượng cao Charolais, phấn đấu đến năm 2015 sinh sản được từ 2.900 - 3.000 con bê giống thịt chất lượng cao.
Bò Charolais có nguồn gốc và phát triển mạnh ở Pháp và đã được phát triển ở một số tỉnh ở nước ta như: Bình Định, Đồng Nai,…
Related news

Là một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi Bác Ái, Phước Thành đang tìm kiếm và áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.

Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.

Vụ hè thu năm nay, anh Trần Liền trồng 7 sào dưa lê trên vùng đất cát xã Nhơn Hải. Anh đầu tư chăm sóc chu đáo, đúng kỹ thuật nên cây dưa phát triển tốt, Anh thu hoạch đạt năng suất 2 tấn/sào, bán tại rẫy 5000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi hơn 8 triệu đồng/sào, cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Mỗi năm, anh trồng 2 vụ dưa lê đem lại nguồn thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống gia đình.

Vụ tôm năm nay, anh Phạm Văn Phú, thôn Sơn Hải (Phước Dinh, Thuận Nam) đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 sào tôm thẻ chân trắng theo mô hình trải bạt nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao.