Kỹ Thuật Ương Nuôi Tôm Chân Trắng Trong Nhà
Ngày 22/5, Trung tâm Giống thủy sản Bình Định phối hợp với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (chi nhánh Bình Định) đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật ương nuôi tôm chân trắng trong nhà trước khi nuôi thương phẩm (còn gọi là kỹ thuật ương nuôi tôm chân trắng trong nhà) cho đông đảo bà con tại xã Mỹ Thắng (Phù Mỹ).
Mô hình ương nuôi tôm chân trắng trong nhà tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Quang (thôn Tám Đông, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ), bà con được cán bộ kỹ thuật của 2 đơn vị trên hướng dẫn kỹ thuật trong xây dựng hệ thống ương, chuẩn bị ao ương; phương pháp lấy nước và xử lý; tiêu chuẩn chọn giống và cách thả giống; kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh, phương pháp xử lý môi trường trước khi chuyển sang nuôi thương phẩm.
Theo ông Phan Thanh Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Bình Định, nuôi tôm theo kỹ thuật ương nuôi trong nhà, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, nhưng lợi thì lớn hơn rất nhiều. Thứ nhất là các khâu quản lý, chăm sóc, theo dõi sức khoẻ tôm giống và chi phí thuốc, hoá chất, thức ăn giai đoạn này tốn kém ít, do chủ động kiểm soát được môi trường, nguồn nước và nhiệt độ của ao.
Thứ hai là đối với tôm chân trắng nuôi công nghiệp, từ 20 - 25 ngày tuổi là giai đoạn dễ sinh dịch bệnh và hao hụt nhiều nhất. Nếu chăm sóc tốt, xử lý đúng quy trình và tôm vượt qua được giai đoạn này thì khả năng thắng lợi rất cao, vì khi thả ra ao lớn tôm đã đủ sức khoẻ.
Mặt khác, tôm đủ lớn nên khâu kiểm soát thức ăn được chính xác và chặt chẽ hơn, ngược lại, nếu thấy chất lượng tôm giống phát triển không tốt hoặc bị bệnh thì người nuôi có thể huỷ bỏ tại ao trong nhà.
Vì vậy, chi phí không nhiều, đặc biệt là không ảnh hưởng đến môi trường của ao nuôi và các khu vực xung quanh. Qua đó, tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi và hướng tới một nền sản xuất tôm nuôi bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Virus gây hội chứng Taura được phát hiện vào năm 1992 ở Ecuador và nhanh chóng truyền sang các nước Châu Mỹ, châu Á gây nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm.
Chuẩn bị cho vụ nuôi đầu tiên của năm mới 2012, một chủ đề đang được các nhà đầu tư và hộ nuôi tôm quy mô nhỏ quan tâm thảo luận trong thời gian vừa qua đó là sự chuyển dịch từ nuôi tôm sú qua nuôi tôm thẻ chân trắng và hiệu quả của việc chuyển đổi này.
Dựa trên nền tảng quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh (TC-BTC) mà các ban, ngành chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo;
1. Các kết quả thí nghiệm đều cho rằng tôm he chân trắng là một đối tượng nuôi rất có triển vọng phát triển do các đặc điểm sau :
1. Mô tả tóm tắt công nghệ: 1.1. Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ là một trong những khâu quan trọng đầu tiên trong qui trình sản xuất giống, tôm bố mẹ có chất lượng tốt sẽ cho tỷ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.