Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Kỹ Thuật Ương Nuôi Tôm Chân Trắng Trong Nhà

Kỹ Thuật Ương Nuôi Tôm Chân Trắng Trong Nhà
Publish date: Wednesday. May 28th, 2014

Ngày 22/5, Trung tâm Giống thủy sản Bình Định phối hợp với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (chi nhánh Bình Định) đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật ương nuôi tôm chân trắng trong nhà trước khi nuôi thương phẩm (còn gọi là kỹ thuật ương nuôi tôm chân trắng trong nhà) cho đông đảo bà con tại xã Mỹ Thắng (Phù Mỹ).

Cán bộ hướng dẫn bà con kỹ thuật ương nuôi tôm chân trắng trong nhà trước khi nuôi thương phẩm cho bà con nông dân.

Mô hình ương nuôi tôm chân trắng trong nhà tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Quang (thôn Tám Đông, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ), bà con được cán bộ kỹ thuật của 2 đơn vị trên hướng dẫn kỹ thuật trong xây dựng hệ thống ương, chuẩn bị ao ương; phương pháp lấy nước và xử lý; tiêu chuẩn chọn giống và cách thả giống; kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh, phương pháp xử lý môi trường trước khi chuyển sang nuôi thương phẩm.

Theo ông Phan Thanh Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Bình Định, nuôi tôm theo kỹ thuật ương nuôi trong nhà, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, nhưng lợi thì lớn hơn rất nhiều. Thứ nhất là các khâu quản lý, chăm sóc, theo dõi sức khoẻ tôm giống và chi phí thuốc, hoá chất, thức ăn giai đoạn này tốn kém ít, do chủ động kiểm soát được môi trường, nguồn nước và nhiệt độ của ao.

Thứ hai là đối với tôm chân trắng nuôi công nghiệp, từ 20 - 25 ngày tuổi là giai đoạn dễ sinh dịch bệnh và hao hụt nhiều nhất. Nếu chăm sóc tốt, xử lý đúng quy trình và tôm vượt qua được giai đoạn này thì khả năng thắng lợi rất cao, vì khi thả ra ao lớn tôm đã đủ sức khoẻ.

Mặt khác, tôm đủ lớn nên khâu kiểm soát thức ăn được chính xác và chặt chẽ hơn, ngược lại, nếu thấy chất lượng tôm giống phát triển không tốt hoặc bị bệnh thì người nuôi có thể huỷ bỏ tại ao trong nhà.

Vì vậy, chi phí không nhiều, đặc biệt là không ảnh hưởng đến môi trường của ao nuôi và các khu vực xung quanh. Qua đó, tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi và hướng tới một nền sản xuất tôm nuôi bền vững.


Related news

Giải pháp kiểm soát động vật hai mảnh vỏ trong ao tôm Giải pháp kiểm soát động vật hai mảnh vỏ trong ao tôm

Các loài hai mảnh vỏ (hến, vẹm, chem chép, trai, hàu,…) thường được tìm thấy trong ao nuôi tôm và các kênh dẫn nước ở giai đoạn ấu trùng có tiêm mao sống phù du (veliger).

Tuesday. September 22nd, 2015
Bệnh đốm đen trên tôm thẻ Bệnh đốm đen trên tôm thẻ

Trong thời gian gần đây bệnh đốm đen đã xuất hiện và lây lan nhanh ở nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, gây ra thiệt hại đáng kể cho người nuôi nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Tuesday. September 22nd, 2015
Giải pháp kiểm soát tảo lam trong ao tôm Giải pháp kiểm soát tảo lam trong ao tôm

Tảo lam (tảo xanh hay vi khuẩn lam) là loại tảo có sức sống tốt, có chu kỳ phát triển dài. Đặc tính nổi bật của tảo lam là khả năng chịu nhiệt tốt.

Tuesday. September 22nd, 2015
Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, protein thực vật đang được sử dụng để thay thế dần bột cá trong khẩu phần thức ăn thủy sản nói chung và thức ăn tôm nói riêng.

Tuesday. September 22nd, 2015
Những điều cần lưu y khi nuôi tôm trong giai đoạn chuyển mùa Những điều cần lưu y khi nuôi tôm trong giai đoạn chuyển mùa

Tôm là loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể của tôm có thể thay đổi trong một khoảng nhiệt độ giới hạn.

Tuesday. September 22nd, 2015