Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Kỹ thuật úm và lịch phòng bệnh cho vịt con nuôi đẻ trứng

Kỹ thuật úm và lịch phòng bệnh cho vịt con nuôi đẻ trứng
Tác giả: Trạm KN Sơn Tây
Ngày đăng: 21/08/2020

Kỹ thuật úm vịt con là khâu quan trọng, bởi vịt con có sức đề kháng yếu lại cần kỹ thuật chăm sóc cao khi nuôi. Đặc biệt là sự chuẩn bị chu đáo trong quá trình nuôi và chăm sóc. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với bà con kỹ thuật úm và lịch trình phòng bệnh cho vịt con đạt hiệu quả cao nhất.

Kỹ thuật úm vịt con từ 1 đến 15 ngày tuổi

Vịt con thường được vận chuyển từ xa về, cơ thể mệt mỏi, stress,.. bà con cần đưa ngay vào quây úm đã chuẩn bị sẵn, sạch sẽ, có đèn sưởi ấm. Đồng thời bà con dùng 2g Vitamin C và 50g Glucose hòa vào 1 lít nước/(80-100 con), cho uống liên tục 3 ngày liền để vịt phục hồi sức khỏe sau quãng đường đi xa mệt mỏi.

Mới đầu chỉ cho vịt uống nước, sau 2-4 giờ mới tiến hành cho ăn vì để tránh tình trạng vịt vận chuyển xa, vịt đói sẽ ăn quá nhiều, khi uống thêm nước sẽ bội thực mà chết. Nên cho ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần rải một lớp  thức ăn mỏng, để đảm bảo thức ăn luôn tươi mới.

Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho quây úm, nhiệt độ quá cao sẽ khiến vịt nóng bức, quá thấp sẽ dễ mắc các bệnh hô hấp. Nhiệt độ thích hợp thông thường khi bắt đầu úm là 32-34 độ C, sau  mỗi một tuần thì giảm đi khoảng 2 độ C.

Thời gian úm: Từ 10-14 ngày tùy theo từng đàn vịt và người chăn nuôi.

Mật độ úm vịt: Thời gian đầu vịt tăng trưởng khá nhanh nên bà con cần theo dõi để thường xuyên nới rộng quây úm, tránh việc quây quá chật vịt sẽ dẫm đạp lên nhau mà chết. Mật độ khi vịt trên 15 ngày tuổi thích hợp là 10-15 con/m2.

Lịch trình phòng bệnh cho vịt con như thế nào?

Đối với 1-3 ngày tuổi: Tiêm vắc xin viêm gan lần 1. Từ ngày 15 đến 18 ngày tuổi  tiêm vắc xin dịch tả vịt lần 1 và vắc xin viêm gan vịt lần 2, tiêm vắc xin cúm gia cầm lần 1.

Từ 28-46 ngày tuổi: Bà con cho tiêm vắc xin tụ huyết trùng lần 1.

Tiếp theo từ ngày 50 đến 60 ngày tuổi bà con tiêm vắc xin dịch tả vịt lần 2 và tiêm vắc xin cúm gia cầm lần 2.

Từ ngày 135 đến 185 ngày tuổi tiêm vắc xin dịch tả vịt lần 3, tiêm vắc xin cúm gia cầm lần 3, bà con chú ý tiêm phòng cho vịt trước khi cho vào đẻ khoảng 15-20 ngày.

Sau khi cho đẻ khoảng 5-6 tháng, bà con tiến hành tiêm nhắc lại vắc xin dịch tả vịt lần 4 để phòng ngừa triệt để nguy cơ mắc bệnh của vịt sau một thời gian dài đẻ trứng.

Ngoài ra bà con cần đặc biệt lưu ý khâu vệ sinh, sát trùng chuồng trại thường xuyên, xây dựng chế độ ăn uống đủ chất cho đàn vịt, chủng ngừa đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin đã nêu trên để đàn vịt của bà con được khỏe mạnh và phát triển tốt.

Để vụ chăn nuôi thành công thì gồm rất nhiều yếu tố như kỹ thuật chăn nuôi, chuồng trại, môi trường, thức ăn… Đó là những ý kiến đóng góp thiết thực của chúng tôi. Chúc bà con thành công!


Có thể bạn quan tâm

Nhận biết phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trên vịt Nhận biết phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trên vịt

Để đàn vịt nuôi thuận lợi cho đến lúc xuất chuồng, người chăn nuôi cần lưu ý cách phòng tránh và trị một số bệnh thường gặp trên vịt, trong đó có bệnh tụ huyết

12/11/2019
Vịt bầu Lâm Thượng Vịt bầu Lâm Thượng

Vịt bầu Lâm Thượng là giống vịt bản địa của xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên (Yên Bái).

09/01/2020
Cách nhận biết và phòng, trị bệnh bại huyết ở gia cầm Cách nhận biết và phòng, trị bệnh bại huyết ở gia cầm

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rộng trên vịt, ngan. Bệnh gây tỷ lệ chết cao nếu gia cầm mắc bệnh cùng lúc với bệnh tụ huyết trùng, E.coli.

19/08/2020
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.