Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Kỹ thuật trồng vừng đen đơn giản cho năng suất cao

Kỹ thuật trồng vừng đen đơn giản cho năng suất cao
Tác giả: VietQ
Ngày đăng: 22/05/2019

Vừng đen (miền Nam gọi là mè đen) là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt. Vừng đen có rất nhiều công dụng làm đẹp và chữa bệnh. Hơn nữa kỹ thuật trồng vừng đen không khó nên mọi người có thể dễ dàng trồng cho thu hoạch cao nhất.

 Mỗi héc-ta chuyển đổi sang trồng vừng, nông dân có lợi nhuận cao hơn trồng lúa khoảng 7,5 triệu đồng. Vừng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt.

Thời vụ gieo trồng

Vừng có thể trồng quanh năm, tuy nhiên tuỳ điều kiện địa hình của từng vùng chọn thời điểm xuống giống thích hợp và mang lại hiệu quả kinh tế nhất. Vừng là cây chịu hạn, nhưng để hạt giống nảy mầm tốt yêu cầu đất phải đủ ẩm, đất quá khô hay thừa nước đều làm hạt nảy mầm yếu và không đồng đều.

Kỹ thuật trồng vừng đen không khó cho năng suất cao

Vụ Đông Xuân: Gieo từ tháng 12-1 dương lịch, thu hoạch tháng 2–3 dương lịch, vụ này cho năng suất cao nhất trong năm, thuận lợi cho thu hoạch và phơi hạt dễ dàng, hạt có màu sáng đẹp, ít bị nấm mốc tấn công. Trồng vừng vụ Đông Xuân cây ít đổ ngã, ít sâu bệnh, tuy nhiên trong vụ Đông Xuân cây vừng khó cạnh tranh được với cây ngô, lạc.

Vụ Hè Thu: Nên trồng trên đất cao, thoát nước tốt, tránh úng khi gặp mưa nhiều. Gieo vào tháng 4-5 dương lịch thu hoạch vào tháng 6-7 dương lịch. Chủ yếu làm ở vụ Hè Thu, gieo trên đất màu hoặc đất lúa sau khi đã thu hoạch xong lúa vụ Đông Xuân. Vụ này hay gặp hạn khi gieo và gặp mưa to gây ngập úng cục bộ ở một số vùng vào thời kỳ thu hoạch. Vì vậy gieo càng sớm càng tốt. 

Giống

Phân loại về màu sắc có hai loại:

Vừng đen: Dễ trồng, mọc khỏe, sai quả, chín muộn hơn vừng trắng, thời gian sinh trưởng 3,0-3,5 tháng, thích hợp với đất và khí hậu đồi núi.

Vừng trắng: Loại quả tròn, sai quả, chín sớm, thời gian sinh trưởng 2,5-3 tháng, thích hợp với việc tăng vụ trồng xen.

Làm đất

Đất trồng vừng: Thích hợp trên các chân đất thịt nhẹ, đất cát pha và thoát nước tốt. Làm đất: Hạt vừng rất nhỏ nên phải làm đất thật kỹ, nếu không làm đất kỹ hạt vừng sẽ bị vùi khó nảy mầm. Đất cày sâu 15-20 cm, bừa kỹ nhiều lượt. Làm đất thật nhỏ và sạch cỏ, sau đó tiến hành lên luống.

Lên luống: Lên luống cao 15-20cm, luống rộng 1,5-2,5m, rãnh rộng 30-35cm để thoát nước tốt, mặt luống có hình lưng rùa. Những vùng đất cát pha, tơi xốp, thoát nước tốt thì gieo vừng xong mới vét rãnh thoát nước, tạo thành từng luống rộng từ 2,5-3m.

Kỹ thuật gieo

Gieo thưa, lượng hạt giống 3 kg/ha; trước khi gieo xử lý hạt giống bằng Polyram (3-5g/1kg hạt) hoặc Tricho ĐHCT (5g/1 kg hạt). Sạ lan cần trộn hạt giống với đất bột sạ cho đều, hoặc sạ hàng bằng công cụ sạ vừng theo hàng.

Bón phân

Lượng bón cho 1 ha: 90N:40P2O5:60K2O +200-300 kg hữu cơ vi sinh + 200-300 kg vôi.

Cách 1: lót phân hữu cơ + vôi + 150 kg NPK 20:20:15 + 25 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày): 50 kg NPK 20:20:15 + 100 kg Urê + 25 kg Kaliclorua/ha.

Cách 2: lót phân hữu cơ + vôi + 150 kg Supe lân + 50 kg NPK 20:20:15 + 75 kg Urê + 35 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày): 90 kg NPK 20:20:15 + 60 kg Urê + 30 kg Kaliclorua/ha.

Cách 3: lót phân hữu cơ + vôi + 50 kg DAP + 100 kg Urê + 50 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày):  40 kg DAP + 60 kg Urê + 50 kg Kaliclorua/ha.

Quản lý nước

Nguyên tắc đất đủ ẩm, không đọng nước sau mưa, sau tưới, có hệ thống thoát úng tốt, tranh thủ xuống giống khi đất còn ẩm. Các giai đọan cần nước của cây: nẩy mầm (sau gieo); bắt đầu ra hoa (20-25 ngày); đậu trái (30-35 ngày); trái chắc (40-50 ngày) và thời kỳ chín (60-65 ngày).

Tỉa thưa và dặm

Tỉa thưa: là kỹ thuật bắt buộc, giúp cây phát triển đồng đều, khỏe, phân cành mạnh. Tỉa sớm khi cây 12-14 ngày tuổi. Khoảng cách sau tỉa 25-30 cm. Nên sử dụng công cụ sạ hàng để giảm bớt công tỉa. Dặm mè: sau gieo từ 5-7 ngày, nếu diện tích mè chết 25%  nên sạ lại.

Thu hoạch

Khi cây vừng có 3/4 số lá ngả vàng, quả đã cứng, chuyển màu từ vàng xanh sang vàng thẫm hoặc vàng nâu là thu hoạch được. Dùng liềm cắt cách gốc 10cm, đem về ủ 1-2 hôm cho rụng hết lá rồi tãi ra sân phơi có lót màng nilon hoặc nong nia trong 4-5 giờ, sau đó đập, sàng sẩy lấy hạt. Hạt vừng được phơi lại 1-2 nắng nữa cho khô (độ thuỷ phần khoảng 13%) thì đem tiêu thụ hoặc đưa vào kho bảo quản.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nông nghiệp lười đầu tiên của miền Bắc Mô hình nông nghiệp lười đầu tiên của miền Bắc

Lười ở đây không có nghĩa là lười biếng kiểu Đại Lãn nằm chờ sung mà là cắt bỏ đi những công đoạn canh tác đã thành lối mòn nhưng thừa thãi của nhà nông, tối ưu

21/05/2019
Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp chiết cành Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp chiết cành

Chiết cành là một cách nhân giống vô tính cây trồng bằng cách làm cho một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ đem trồng thành cây mới

22/05/2019
Trồng vừng né hạn ở Đồng Tháp cho lãi gấp 2-3 lần trồng lúa Trồng vừng né hạn ở Đồng Tháp cho lãi gấp 2-3 lần trồng lúa

Vừng là một trong những cây trồng cạn được tỉnh Đồng Tháp ưu tiên đưa vào canh tác, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

22/05/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.