Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp chiết cành

Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp chiết cành
Tác giả: ThS. Vũ Anh Tuấn
Ngày đăng: 22/05/2019

Chiết cành là một cách nhân giống vô tính cây trồng bằng cách làm cho một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ đem trồng thành cây mới. Phương pháp chiết cành có thể áp dụng trên đối tượng như bưởi diễn, cam hay các cây ăn quả lâu năm. Chiết cành là phương pháp nhân giống truyền thống, so với ghép mắt thì cây chiết nhanh ra quả hơn. Một năm sau trồng, cây có thể ra quả, cây ít bị thoái hóa và giữ nguyên được các ưu điểm của cây bố mẹ.

1. Thời vụ

- Vụ xuân hè: Chiết vào tháng 3 và tháng 4; hạ bầu vào tháng 6 đến tháng 8

- Vụ thu đông: Chiết vào tháng 8 và tháng 9; hạ bầu vào tháng 2 đến tháng

Trước khi chiết cành cần chăm sóc cây mẹ từ 1 – 2 tháng để cây mẹ sinh trưởng khoẻ, nhựa trong cây lưu thông mạnh, cành chiết nhanh ra rễ.

2. Chọn cây, cành chiết

- Chọn cây: Nên lựa chọn những cây sinh trưởng khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh; cây đã ra quả từ 3 đến 5 vụ có năng suất cao, ổn định, chất lượng quả tốt.

- Chọn cành chiết: Nên chọn cành bánh tẻ ở giữa tầng tán phơi ra ngoài ánh sáng, gióng ngắn, có từ 2 - 3 nhánh/cành, đường kính từ 1,5 - 2cm; không chiết cành quá già, vị trí thấp, mọc trên ngọn, bị sâu bệnh hay cành vượt.

3. Phương pháp chiết cành

Bước 1: Khoanh vỏ

Dùng dao sắc khoanh tròn cành cây chiết ở 2 đầu, cách nhau từ 3-5cm, cách gốc cành từ 10-15cm. Tiếp đó, dùng mũi dao bóc tách phần vỏ đã khoanh, cạo sạch chất nhờn trên bề mặt gỗ; loại bỏ lớp tế bào thượng tầng tránh cho vỏ tái sinh. Để ráo nhựa từ 1 đến 2 ngày, làm sạch vết cắt, dùng thuốc kích thích ra rễ bôi trực tiếp vào vết cắt.

Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp bó bầu

- Hỗn hợp bó bầu chủ yếu nhằm giữ ẩm để cành có thể ra rễ ở trên mép vết cắt. Để có hỗn hợp bó bầu tốt thông thường bà con dùng đất vườn, đất phù sa, đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn với mùn hữu cơ (phân chuồng hoai mục, rơm rác mục, rễ bèo tây và phân hữu cơ...) theo tỷ lệ 2 phần đất + 1 phần mùn. Sau đó, trộn đều và tưới nước sao cho hỗn hợp bó bầu có độ ẩm 70-80%. Kinh nghiệm bà con dùng tay nắm chặt hỗn hợp bó bầu thấy nước rướm qua kẽ tay là đạt.

- Kính thước bầu chiết: Đường kính từ 6-8cm; chiều cao từ 10-12cm là phù hợp.

Bước 3: Tiến hành bó bầu  

- Dùng dao sắc cắt khoanh vỏ (chú ý không nên cắt vào phần gỗ) sau đó dùng nguyên liệu đất bó bầu đã chuẩn bị, giàn đất mỏng đều, đủ bó xung quanh cành. Tiếp đến, dùng giấy ni-lông quấn xung quanh bầu và lấy dây buộc chặt 2 đầu túi bầu. Tuyệt đối không để bầu chiết bị xoay tròn.

+ Chú ý: Dây buộc phía trên nên buộc chặt, phía dưới buộc lỏng hơn. Mục đích đề phòng vào mùa mưa khi nước róc vào bầu sẽ thoát nhanh, tránh hiện tượng nước ứ đọng tại bầu sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây giống.

Bước 4: Cắt cành chiết

- Sau khi chiết cành từ 45-60 ngày, khi quan sát thấy rễ mọc ra, chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh tiến hành cưa cành chiết, giâm vào vườn ươm. Mật độ giâm cành chiết là 20×20cm hoặc 30 x 30cm. Không nên giâm cành chiết quá dày khiến rễ và mầm cành phát triển kém, khi bứng đi trồng sẽ gặp khó khăn.

Bước 5: Hạ bầu chiết

- Trước khi hạ bầu chiết, cắt bớt những lá già, lá bị sâu và một phần lá non. Sau đó, xé bỏ giấy nilon rồi dùng đất màu lấp cách cổ bầu 3-5cm; tưới nước 2 lần/1 ngày. Nếu gặp những ngày cường độ nắng cao cần che bớt 50% ánh sáng tự nhiên.

- Sau 5-10 ngày cần tưới cách nhật 1 lần tùy theo độ ẩm của đất. Sau khi hạ bầu 15-20 ngày, bỏ bớt mái che để cây con quen dần với ánh sáng tự nhiên. Sau 1 tháng tưới nước phân đã ngâm kỹ và chăm sóc như cây con bình thường. Trong khoảng 45-60 ngày có thể đánh cây con đi trồng.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao Mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao

Mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích vụ ĐX 2018-2019 thuộc hợp phần 3 của Dự án

21/05/2019
Nông dân nhàn tênh với máy gieo hạt tự động, năng suất 30 kg/ngày Nông dân nhàn tênh với máy gieo hạt tự động, năng suất 30 kg/ngày

Máy gieo lạc của nhóm sinh viên có kích thước vừa phải, có thể tự động gieo hạt, xới đất trên cánh đồng, giúp nông dân bớt cực nhọc và cho năng suất cao hơn.

21/05/2019
Mô hình nông nghiệp lười đầu tiên của miền Bắc Mô hình nông nghiệp lười đầu tiên của miền Bắc

Lười ở đây không có nghĩa là lười biếng kiểu Đại Lãn nằm chờ sung mà là cắt bỏ đi những công đoạn canh tác đã thành lối mòn nhưng thừa thãi của nhà nông, tối ưu

21/05/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.