Trang chủ / Cây ăn trái / Mít

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít Thái không hạt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít Thái không hạt
Tác giả: Theo CAT
Ngày đăng: 01/09/2016

Mít Thái không hạt là một trong giống mít mới được ưa chuộng ngày nay.

Khắc phục những nhược điểm của các giống mít truyền thống, Mít Thái không hạt phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết, địa hình khác nhau.

Theo đó, năng suất mít cũng cao hơn so với những giống mít truyền thống.

Vì vậy mà bà con thường ưa chuộng loại giống cây đặc biệt này.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mít Thái không hạt không khác mấy so với các giống mít còn lại như mít ruột đỏ hay mít siêu sớm.

Tuy nhiên với những ai có nhu cầu tìm hiểu để trồng Mít Thái không hạt thì những thông tin dưới đây thật sự có ích cho các bạn

Về đất trồng:

Mít Thái không hạt có thể trồng được trên mọi loại đất từ phì nhiêu đến khô cằn.

Đặc biệt, nên trồng Mít Thái không hạt ở địa hình khô ráo không bị ngập úng.

Về khoảng cách trồng:

Mít Thái không hạt sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn với khoảng cách: 5m x 5m hoặc 6m x 6m.

Tuy nhiên, cũng tùy địa hình và thổ nhưỡng khác nhau để bố trí một khoảng cách phù hợp để mít cho năng suất cao nhất.

Chuẩn bị hố trồng:

Bà con nên chuẩn bị hố vuông rộng 0,5m và sâu 0,5m.

Khi đào, người trồng nên để riêng lớp đất mặt và đất ở phía dưới.

Mỗi hố chuẩn bị 10 – 12kg phân chuồng hoai (có thể thay thế bằng phân hữu cơ Komix 1kg), 150 – 250g lân, 50g Basudin 10H và 0,5 kg đem tất cả trộn đều với lớp đất mặt rồi cho vào hố.

Cách trồng cây:

Tạo một hố nhỏ cao hơn chiều cao bầu cây 2 – 3 cm.

Khi trồng bà con dùng dao hoặc kéo cắt vỏ bầu ra.

Đồng thời, cắt bỏ hết rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu rồi cho vào hố trồng và lấp chặt đất lại.

Sau khi trồng dùng cây cắm cọc để giữ cho cây con không bị đổ.

Tưới nước cho cây:

Nếu trồng mít vào mùa khô thì cần tưới nước cho cây thường xuyên, nhất là trong tháng đầu, để cung cấp đủ nước cho cây sống và phát triển.

Tuy nhiên lưu ý không để cây bị ngập úng.

Còn nếu trồng vào mùa mưa thì không cần phải tưới nước.

Cắt tỉa cành:

Thường xuyên cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành nhỏ, cành vượt tán để cây phát triển khỏe mạnh.

Đồng thời giúp tăng năng suất cho cây trồng.

Bón phân:

Năm thứ 1: cứ 1 – 1,5 tháng bón phân 1 lần, mỗi gốc 100-150 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng để cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất.

Năm thứ 2: lượng bón cho một cây là: 1,5-2,0 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2.

Năm thứ 3: lượng phân tăng so với năm trước 0,5-1,0 kg/cây.

Bón vào đầu và cuối mùa mưa.

Với những thông tin ở trên hi vọng rằng bà con đã có đủ những thông tin cần thiết về cách trồng và chăm sóc mít Thái không hạt.

Chúc cho bà con áp dụng thành công và có những quả Mít Thái không hạt năng suất cao.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng cây Mít Kỹ thuật trồng cây Mít

Cây Mít là một loài cây quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Từ xưa, cây Mít cùng Chuối là loài 2 loài cây ăn quả được ưa chuộng, và cho nhiều giá trị kinh tế.

01/09/2016
Kỹ thuật chăm sóc cây Mít Kỹ thuật chăm sóc cây Mít

Để Cây Mít chóng ra hoa trái, năng suất cao, lâu bền và phẩm chất ngon, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Khâu chăm sóc có phần quan trọng đặc biệt vì không chỉ áp dụng kỹ thuật đơn thuần mà còn phải vận dụng kinh nghiệm và sự nhạy bén trong việc dự báo thị trường.

01/09/2016
Phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây Mít Phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây Mít

Phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây Mít để có năng suất cao cho bà con

01/09/2016