Trang chủ / Cây ăn trái / Mít

Kỹ thuật chăm sóc cây Mít

Kỹ thuật chăm sóc cây Mít
Tác giả: Theo Cây Công Trình
Ngày đăng: 01/09/2016

Khâu chăm sóc có phần quan trọng đặc biệt vì không chỉ áp dụng kỹ thuật đơn thuần mà còn phải vận dụng kinh nghiệm và sự nhạy bén trong việc dự báo thị trường.

Kỹ thuật chăm sóc Mít  chia ra làm hai thời kỳ.

Thời kỳ xây dựng cơ bản khoảng 3 năm, đó là khoảng thời gian cây được trồng xong đến lúc cho trái ổn định. Thời kỳ khai thác kinh tế từ năm thứ tư trở về sau.

Đây là lúc cần nhiều kinh nghiệm để xử lý cho hoa trái và những dự báo về thị trường vì liên quan đến năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm tươi cũng như đã qua chế biến.

1. ĐẬY GỐC GIỮ ẨM CHO CÂY MÍT:

Khi trồng xong phải dùng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền, để đậy phủ xung quanh gốc để che cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.

2. TƯỚI TIÊU NƯỚC CHO CÂY MÍT:

Tháng đầu sau khi trồng nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần.

Từ năm thứ hai về sau tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn.

- Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.

3. LÀM CỎ CHO CÂY MÍT:

 Định kỳ làm cỏ xung quanh gốc. Cày xới chăm sóc mỗi năm 3 lần. Năm đầu tiên cày cách gốc 0,4m, năm thứ hai cách 0,6m.

Ở vùng cao đầu và giữa mùa mưa cày ngang so với triền dốc, để hạn chế nước mưa cuốn trôi đất, cuối mưa nên cày xuôi theo triền dốc để trở đất. Từ năm thứ 3 chỉ làm cỏ xung quanh gốc hay cày chăm sóc theo hàng khi cần thiết.

Nên giữ lại cỏ để giúp tạo nên vùng tiểu khí hậu ổn định và che chắn được bề mặt đất.

4. BÓN PHÂN CHO CÂY MÍT:

a. Phân hữu cơ: 

Gồm các loại phân chuồng, phân xanh, phân rác, bả dừa hay trấu mục ủ hoai... dùng bón cho cây giúp tơi xốp đất, là môi trường tốt cho vi sinh vật có lợi hoạt động phân hủy vật chất hữu cơ tạo thành chất mùn cung cấp cho cây.

Liều lượng: Ít nhiều tùy thuộc độ tuổi của cây.

Cách bón : Phải đào sâu xung quanh hay một phần tán cây mít để bón.

Chỉ tiêu Thời vụ bón Lượng phân Cách gốc Rãnh bón (sâu x rộng)

Năm 1 Cuối mùa mưa 8kg, cách gốc 30cm, rộng 20cm x 20cm

Năm 2 Đầu mùa mưa 15kg, cách gốc 80cm, rộng 25cm x 20cm

Năm 3 Đầu mùa mưa 25kg, quanh Rìa tán cây, rộng 30cm x 25cm

Năm 4 Thu hoạch xong 35kg, quanh Rìa tán cây, rộng 30cm x 25cm

Năm 5 Thu hoạch xong 45kg, quanh Rìa tán cây, rộng 30cm x 25cm

b. Phân hóa học:

Trước khi bón phân hóa học nên phân tích mẫu đất để quyết định lượng và loại phân phù hợp, đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng của cây...

Đất có độ phì nhiêu trung bình có thể bón theo tỷ lệ 2.2.1 trong thời gian xây dựng cơ bản. Tỷ lệ 2.3.3 + Lưu huỳnh (S), ở thời kỳ cho trái.

Ở vùng đất phù sa nhiều mùn bả hữu cơ có độ pH thấp phải bón nhiều Lân và Vôi, đất cát xám, đất gò đồi ở miền Đông cần nhiều Kali và Đạm.

- Bón phân NPK 16.16.8 (Tỷ lệ 2.2.1) trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Đơn vị tính: Gram

Lần bón:  Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4

Năm 1:      40       60       80     100

Năm 2:     120     140     160     180

- Bón phân tỷ lệ 2.3.3 có thể sử dụng 100Kg NPK 20.20 15.13 S + 60 kg Super lân + 30Kg K2SO4 liều lượng.

Đơn vị tính: Gram. Lần bón Trước khi ra hoa/ Đậu trái được 30 ngày/ Đậu trái sau 75 ngày/ Thu hoạch xong:

Năm 3:    250    150    150      300

Năm 4:    350    200    200      400 

Năm 5:    450    250     250     500 

* Lưu ý:

+ Bón nhiều Lân và Đạm vào cuối thời kỳ cây mít nuôi trái.

+ Bón phân hóa học kết hợp với phân chuồng ở những giai đoạn tương ứng.

+ Quan tâm bổ sung cho cây, các loại phân trung lượng, vi lượng, bằng các chế phẩm có bán trên trị trường để giúp cây nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, nên kết hợp với những đợt xịt thuốc sâu rầy để cung cấp phân nuôi cây.

- Bón phân cho cây trước khi ra hoa cần dựa vào kinh nghiệm xử lý ra hoa và các dự báo về thị trường ở thời kỳ thu hoạch.

5. CẮT TỈA TẠO TÁN CÂY MÍT:

- Giúp cây tăng trưởng cân đối, các cành cấp I (cành ngang) phân bố đều nhau, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành già cỗi, mọc không đúng hướng, cành ăn hại.

Việc tỉa cành nên tiến hành khi cây cao khoảng 1m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm.

Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong.

- Cách tỉa cành mít: Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành mọc song song theo trục thân chính, giữ lại các cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40-50cm, tạo thành tầng, mỗi tầng không quá 5 cành cấp 1.

Tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3... cho cây vừa đẹp vừa thoáng.

Tỉa cành là một trong những biện pháp nhằm tăng năng suất, phòng chống sâu bệnh hiệu quả và mang tính thẩm mỹ.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng mít sai quả Kỹ thuật trồng mít sai quả

- Về giống Mít: Mít ở nước ta có các nhóm chính là mít mật, mít dai, Mít Nài, mít Tố Nữ dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, mít đóng hộp, nước uống v.v…

01/09/2016
Kỹ thuật trồng mít Thái Lan - Kỹ thuật trồng và chăm sóc Kỹ thuật trồng mít Thái Lan - Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Trước đây, mít được xem là loại cây trồng để “ăn chơi”, nên không được đầu tư đúng mức, nhưng hiện nay nhiều nhà vườn đã giàu lên từ mô hình trồng mít.

01/09/2016
Kỹ thuật trồng cây Mít Kỹ thuật trồng cây Mít

Cây Mít là một loài cây quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Từ xưa, cây Mít cùng Chuối là loài 2 loài cây ăn quả được ưa chuộng, và cho nhiều giá trị kinh tế.

01/09/2016