Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa - Phần 1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa - Phần 1
Tác giả: Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật
Ngày đăng: 26/10/2018

PHẦN 1 - GIỐNG LÚA VÀ XỬ LÝ HẠT GIỐNG

1. Giống lúa

1.1. Sử dụng hạt giống phải đạt tiêu chuẩn

- Hạt giống phải sáng mẩy, không hoặc có ít hạt lem, có rất ít hạt lửng và hạt bị dị dạng, đồng nhất về kích cỡ. 

- Hạt giống phải thuần, không bị lẫn những giống khác hoặc hạt cỏ và  lúa cỏ, tạp chất thấp, nẩy mầm khỏe và đồng đều, tỷ lệ nẩy mầm từ 80% trở lên.

- Hạt giống không bị côn trùng phá hoại, không lẫn hạch nấm hoặc không mang mầm bệnh nguy hiểm.

- Chất lượng hạt giống đạt hoặc tương đương cấp giống xác nhận.

1.2. Chú ý khi sử dụng giống mới

- Phải biết được tên giống và nguồn gốc giống.

- Nắm được đặc điểm của giống (như thời gian sinh trưởng, cứng cây hay yếu cây, nhiễm nặng các loại sâu bệnh gì, tính chống chịu hạn, phèn, mặn); đặc biệt phải nắm rõ nhược điểm của giống để trong quá trình canh tác có biện pháp xử lý kịp thời. 

- Biết được chất lượng hạt giống nếu đó là hạt giống được mua nơi khác.

- Cần tham khảo ý kiến của khuyến nông địa phương, Viện, Trường  trước khi trồng.

- Chú ý tính ngủ nghỉ (miên trạng) của hạt giống nếu giống mới thu hoạch để có biện pháp xử lý. 

- Đặc biệt lưu ý tính chống chịu của giống đó đối với rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, không nên sử dụng giống có lý lịch không rõ ràng.  

1.3. Lượng giống cần thiết cho gieo sạ

Nên sạ thưa để giảm áp lực sâu bệnh, giảm đổ ngã. Nên sạ hàng với lượng giống 80-100kg/ha, nếu sạ lan thì cũng chỉ nên 100-120kg/ha, tối đa 150kg/ha.

Chú ý: Lượng hạt giống cho vào trống của công cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tích trống và tránh làm ướt bên trong trống để hạt ra đều.     

1.4. Những giống lúa phù hợp cho từng vùng sinh thái

a..Giống chủ lực: VNĐ 95-20, OMCS 2000, ML 48, IR 64, IR 59606 (OMCS 94).

- Giống bổ sung: VNĐ 99-3, OM 3536, TH 6, TH 41, Jasmine 85, nếp.

- Giống triển vọng: OM 4498, IR 5930, MTL 384.

b. Những giống hạn chế sử dụng: OM 1490, VD 20, OM 2514, OM 2718, MTL 250.

2. Các biện pháp xử lý hạt giống trước khi trồng

2.1 Kiểm tra lại độ ẩm của hạt giống, tốt nhất nên phơi lại 1-2 nắng sáng (8-12giờ) để tăng sức hút nước và sức nẩy mẩm của hạt giống.

2.2 Thử tỷ lệ nẩy mầm: thử một nắm hạt giống (ngâm ủ bình thường) thấy tỷ lệ nẩy mầm trên 80% mới đạt yêu cầu trước khi ngâm ủ đại trà.

2.3 Xử lý hạt giống với nước nóng  góp phần phá miên trạng và diệt một phần mầm bệnh hại bám trên hạt lúa. 


Có thể bạn quan tâm

Phương pháp gieo cấy mạ khay, mạ ném ở Đông Lĩnh Phương pháp gieo cấy mạ khay, mạ ném ở Đông Lĩnh

Kỹ thuật làm mạ khay không khó, chỉ lưu ý trước khi rắc, mạ khay phải được gạt phẳng mặt, tới lúc ném sẽ không bị giắt và đều mạ.

24/10/2018
Chống rét cho mạ xuân Chống rét cho mạ xuân

Thời tiết rét buốt, gây hại cho mạ xuân. Dưới đây là cách chống rét cho mạ, bà con có thể áp dụng:

24/10/2018
Giống lúa TBR 36 khẳng định trên Tây Nguyên Giống lúa TBR 36 khẳng định trên Tây Nguyên

Mô hình được thực hiện tại buôn M'oa với quy mô 23 ha, 114 hộ tham gia. Để thực hiện mô hình, ThaiBinh Seed hỗ trợ 3 tấn giống lúa thuần TBR 36

25/10/2018