Chống rét cho mạ xuân
Thời tiết rét buốt, gây hại cho mạ xuân. Dưới đây là cách chống rét cho mạ, bà con có thể áp dụng:
Ảnh minh họa.
Bảo quản mầm giống: Khi hạt thóc nẩy mầm bà con cần bảo quản trong phòng kín, tưới nước ấm, phủ bao tải dứa để tránh khô mầm trước khi gieo.
Gieo mạ: Để bảo đảm cho cây mạ sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh người dân tuyệt đối không gieo mạ khi nhiệt độ dưới 13oC.
Phủ nilon cho mạ: Bắt buộc phải che phủ nilon trắng cho mạ bằng khung chùm qua luống (kể cả luống xếp khay). Khoảng cách che từ nilon đến mặt luống 40-50cm, bảo đảm che kín và chắc chắn để nilon không bị bung rách khi gặp gió to. Từ khi gieo đến khi mạ có 1 lá phải phủ nilon kín hoàn toàn luống. Sau đó, tùy theo thời tiết có thể che hoặc dỡ nilon cho phù hợp.
Nếu thời tiết ấm (nhiệt độ hơn 15oC), buổi sáng nông dân mở nilon 2 đầu luống và chiều tối đậy lại. Trước khi cấy phải luyện cho mạ quen dần với thời tiết ngoài trời bằng cách: Mở nilon 2 đầu luống 2 ngày cho thoáng gió, 1-2 ngày tiếp theo vén nilon 2 bên mép luống, đỉnh luống vẫn giữ nguyên, sau đó tháo toàn bộ nilon.
Tưới nước: Đêm đưa nước vào (xâm xấp mặt luống) để giữ ấm chân mạ, ngày tháo cạn nước để mạ hấp thu nhiệt.
Bón phân: Không bón phân đạm cho mạ, chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót và bón thúc bằng tro bếp. Có thể kích thích tăng trưởng cho mạ bằng các loại phân kích thích phát triển bộ rễ và phát triển lá.
Có thể bạn quan tâm
Thêm bộ giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành chọn tạo, khảo nghiệm giống lúa QNg6 kết quả rất tốt
Những năm gần đây ở miền Bắc, tập đoàn rầy đã gây hại không chỉ trong vụ xuân mà còn trong cả vụ mùa (gây cháy rầy; lây lan dịch bệnh lùn sọc đen).
Kỹ thuật làm mạ khay không khó, chỉ lưu ý trước khi rắc, mạ khay phải được gạt phẳng mặt, tới lúc ném sẽ không bị giắt và đều mạ.