Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su - Phần 3
Phần 3: Bố trí hố đa năng trên vườn kiến thiết cơ bản, kinh doanh và chăm sóc cây cao su kinh doanh.
1. Bố trí hố đa năng trên vườn cao su kiến thiết cơ bản và kinh doanh:
* Bố trí hố đa năng trên vườn cao su kiến thiết cơ bản năm thứ 2 trên đất có độ dốc < 100
- Vị trí hố: bố trí hố hai bên hàng cao su so le nhau kiểu nanh sấu, cách 2 cây cao su đào 1 hố, hố cách hàng cao su 1,5 m.
- Kích thước hố: dài 0,6 - 0,8 m; rộng 0,4 m; sâu 0,2 - 0,3 m; hệ số mái dốc bằng ¼.
- Thời gian thực hiện: đào hố mới vào đầu mùa mưa ở năm thứ 2 cao su kiến thiết cơ bản, sử dụng các hố trên để tích mùn, giữ ẩm, bón phân, ép xanh cho cao su kiến thiết cơ bản năm thứ 2 và năm thứ 3. Duy tu hố hàng năm vào đầu mùa mưa.
* Bố trí hố đa năng trên vườn cao su kiến thiết cơ bản từ năm thứ 4 trên đất bằng và đất dốc < 100
- Vị trí hố: bố trí hố theo kiểu nanh sấu giữa 2 hàng cao su, giữa 4 cây cao su đào 1 hố, hố nằm cách đều 2 hàng cao su 2 bên.
- Kích thước hố: dài 0,8 - 1,2 m; rộng 0,6 - 0,8 m; sâu 0,3 - 0,4 m; hệ số mái dốc bằng ¼.
- Thời gian thực hiện: đào hố mới vào năm thứ 4 cao su kiến thiết cơ bản và sử dụng các hố này để tích mùn, giữ ẩm, bón phân cho cao su kiến thiết cơ bản từ năm thứ 4 trở đi. Giai đoạn kinh doanh, đào hố mới có vị trí xen kẽ với các hố đã đào năm thứ 4 kiến thiết cơ bản. Sau đó 2 năm một lần, quay lại sử dụng các hố đã đào 2 năm trước. Đào và duy tu hố vào đầu mùa mưa hoặc trước khi mùa mưa chấm đứt khoảng 1 tháng.
* Bố trí và kích thước hố đa năng trên đất dốc > 100 vườn kiến thiết cơ bản và kinh doanh
- Vị trí hố: bố trí hố trên băng đồng mức (bậc thang) của hàng trồng cao su, giữa 2 cây cao su, sát taluy dương, cách 2 cây đào 1 hố.
- Kích thước hố: dài 0,6 - 0,8 m; rộng 0,4 - 0,6 m; sâu 0,3 - 0,4 m; hệ số mái dốc bằng ¼.
- Thời gian thực hiện: đào hố mới vào năm thứ 2 và năm thứ 4 cao su kiến thiết cơ bản, vị trí hố đào năm thứ 4 kiến thiết cơ bản nằm xen kẽ với vị trí hố đã đào năm thứ 2 kiến thiết cơ bản. Những năm kiến thiết cơ bản còn lại và suốt giai đoạn kinh doanh, cứ 2 năm 1 lần quay lại sử dụng hố đã đào 2 năm trước. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản khi cao su chưa khép tán, đào và duy tu hố vào đầu mùa mưa. Khi vườn cây khép tán, đào và duy tu hố vào đầu mùa mưa hoặc trước khi mùa mưa chấm dứt khoảng 1 tháng.
Hình 1: kích thước hố đa năng có mái dốc bằng 1/4
Hình 2: Bố trí hố đa năng giai đoạn kiến thiết cơ bản năm thứ 2, thứ 3 trên đất bằng và đất dốc <100
Hình 3: Bố trí hố đa năng giai đoạn từ khép tán và kinh doanh trên đất bằng và đất dốc <100
Hình 4: Bố trí hố đa năng trên đất dốc > 100
2. Chăm sóc cây cao su kinh doanh:
2.1. Làm cỏ:
a. Làm cỏ hàng:
- Làm sạch cỏ cách cây cao su mỗi bên 1,0 m bằng bằng hoá chất diệt cỏ, tránh gây thương tổn cho rễ và thân. Đối với đất dốc chỉ làm cỏ bồn cách gốc 1,0 m và phần còn lại trên hàng phát cỏ như làm cỏ giữa hàng.
b. Làm cỏ giữa hàng:
- Phát cỏ giữa hàng cao su, giữ lại thảm cỏ dày từ 10 - 15 cm để chống xói mòn.
- Không được cày giữa hàng cao su.
2.2. Bón phân vô cơ :
- Liều lượng và chủng loại phân bón: liều lượng và chủng loại phân bón theo hạng đất và năm cạo. Nếu có điều kiện nên bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng và sử dụng phân trộn thay cho phân đơn. Khi sử dụng chủng loại phân bón khác với quy định. Không bón phân khi cạo tận thu thanh lý.
- Số lần bón và thời vụ bón: chia lượng phân ra bón làm 2 lần năm, lần 1 bón hai phần ba số lượng phân N, K và toàn bộ phân lân vào đầu mùa mưa khi đủ ẩm, lần 2 bón số lượng phân còn lại vào gần cuối mùa mưa trước khi mưa chấm dứt khoảng 1 tháng.
- Thời điểm bón phân: bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mùa mưa dầm.
- Cách bón: Rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1,0 - 1,5 m giữa 2 hàng cao su hay hố tích mùn.
Bảng 03: Lượng phân bón vô cơ khuyến cáo cao su thời kỳ kinh doanh:
Mật độ cây/ha | Mật độ cây/ha | Loại đất | Phân đạm | Phân lân | Phân kali | Cộng lượng phân bón ( kg/ha) | |||
N (g/cây) | Urê (kg/ha/năm) | P2O5 (g/cây) | Apatit 30% P2O5 (kg/ha/năm) | K2O (g/cây) | KCl (kg/ha/năm) | ||||
1-11 | 450 | Đỏ | 150 | 147 | 120 | 180 | 150 | 112 | 439 |
Xám | 180 | 175 | 150 | 225 | 180 | 135 | 535 | ||
12-25 | 350 | Đỏ | 200 | 152 | 140 | 163 | 120 | 70 | 385 |
Xám | 230 | 230 | 170 | 198 | 150 | 87 | 460 |
2.3. Bón phân hữu cơ:
- Các loại phân hữu cơ có thể sử dụng trên vườn cao su kinh doanh bao gồm: phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ vi sinh và phân khoáng hữu cơ. Các loại phân này phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh và độc tố theo quy định của Nhà nước.
- Khuyến cáo bổ sung phân hữu cơ cho vườn cây để cải thiện độ phì đất, tăng hiệu quả bón phân vô cơ trên vườn cây.
- Chia lượng phân ra bón làm 2 lần năm, lần 1 bón hai phần ba số lượng phân N, K và toàn bộ phân lân vào tháng 4, 5 (đầu mùa mưa) khi đủ ẩm, lần 2 bón số lượng phân còn lại vào tháng 10.
- Khi bổ sung phân hữu cơ, bón vào hố tích mùn hoặc, nếu không có hố tích mùn, vùi kỹ phân vào đất tại vị trí bón phân vô cơ.
- Không cho phép sử dụng phân chuồng, phân bắc chưa hoai và chất thải công nghiệp, chất thải các nhà máy chế biến chưa qua xử lý theo đúng quy định Nhà nước trên vườn cây cao su kinh doanh.
- Cách bón: Rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1,0 - 1,5 m giữa luồng cao su.
Hình 5: Vị trí bón phân cho vườn cao su trên đất bằng
Có thể bạn quan tâm
Cao su ở nước ta được trồng chủ yếu trên đất xám, đỏ vàng và bazan tập trung nhiều ở các tỉnh đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Phần 1. Hướng dẫn chọn giống cao su và kỹ thuật trồng cây cao su: Đào hố, bón lót, Trồng bầu cắt ngọn và bầu có tầng lá, Trồng tum bầu có tầng lá
Phần 2. Hướng dẫn chăm sóc vườn cao su kiến thiết cơ bản: Làm cỏ trên hàng cao su, Quản lý cỏ giữa hàng cao su, Tủ gốc và quét vôi chống nắng