Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây cao su

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cao Su ( Chăm Sóc )

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cao Su ( Chăm Sóc )
Ngày đăng: 23/01/2011

CHĂM SÓC VƯỜN CÂY KIẾN THIẾT CƠ BẢN (KTCB)

1. Làm cỏ

a/ Làm cỏ trên hàng

Năm thứ nhất: làm cỏ cách gốc cao su mỗi bên 1m, 3 lần/năm, cỏ sát gốc cao su phải nhổ bằng tay, không làm bằng cuốc vì dễ gây vết thương cho cây, nơi đất dốc phải làm cỏ theo từng bồn cây để giảm bớt xói mòn, khi làm cỏ lưu ý không kéo đất ra khỏi gốc cao su.

Từ năm thứ hai đến năm thứ 5 làm cỏ 4 lần/năm, năm thứ sáu đến năm thứ tám làm cỏ 2 lần/năm.

Hạn chế làm cỏ thủ công trên hàng, ưu tiên sử dụng thuốc diệt cỏ để giảm công lao động.

b/ Làm có giữa hàng

Phát dọn cỏ, chồi giữa hai hàng cao su, duy trì thảm cỏ mặt đất khoảng 15-20cm, năm thứ nhất phát cỏ 2 lần/năm, năm thứ hai đến thứ tư phát 4lần/năm, hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ thì giảm số lần phát cỏ.

Hạn chế cày đất từ năm thứ hai trở đi, tuyết đối không cày ở vùng có độ dốc lớn hơn 8%.

2. Tủ gốc giữ ẩm

Thực hiện trong năm đầu vào cuối mùa khô, giúp cho rễ cao su phát triển tốt, giữ ẩm chống hạn. Sử dụng thân các loại cây họ đậu, cây phân xanh, rơm rạ, thân cỏ dại... tủ gốc sau khi đã phúp bồn, xới váng. Tủ cách gốc 10 cm, bán kính tủ 1 m, dày tối thiểu 10 cm. Phủ một lớp đất dày 5 cm che kín lên trên bề mặt.

3. Tỉa chồi

Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời, để cho chồi ghép phát triển tốt.

Tỉa cành tạo tán: cần thường xuyên kiểm tra cắt bỏ những cành lệch tán, cành mọc tập trung.

Vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3m trở lên.

4. Phòng chống cháy

Phát dọn sạch cỏ quanh bìa lô cao su thành hàng rộng 10m, dọn cỏ đường luồng, quét lá sạch cách hàng cao su 2m để tránh cháy lan, tuyệt đối không đốt lửa trong lô cao su.

5. Bón phân cho vườn cao su KTCB

Bón thúc phân vô cơ

Bảng 1:Lượng phân vô cơ bón thúc cho vườn cao su KTCB

Loại đất

Năm tuổi

Urê

Lân nung chảy

Clorua kali

g/cây

kg/ha

g/cây

kg/ha

g/cây

kg/ha

Đất xám 555 cây/ha (6m x3m)

1

2

3

4 - 8

90

198

234

 

50

110

130

140

270

595

721

 

150

330

400

430

27

54

63

15

30

35

40

Cách bón như sau

+ Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: cuốc rãnh hình vành khăn hoặc bấubốn lỗ quanh gốc, theo hình chiếu của tán, rãnh rộng 20 cm, sâu 10 cm. Rải đều phân bón vào rãnh, lấp đất vùi kín phân. Năm đầu bón phân cách gốc cao su 30 40 cm, mỗi năm sau nới rộng vùng bón phân ra xa hơn năm trước 20 cm.

+ Khi vườn cao su giao tán trở về sau: Rải đều phân thành băng rộng 1m giữa hai hàng cao su, xới nhẹ lấp phân, tránh làm đứt rễ.

Trong hai năm đầu trồng mới cần bổ sung thêm phân bón qua lá (Komix - Rb qua lá pha với nồng độ 1/200 phun đều lên hai mặt lá, phun 4-6 lần/năm) sau khi cây đã đạt trên một tầng lá ổn định để cây mau bén rễ đâm chồi. Nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn từ năm thứ ba đến năm thứ sáu tăng rất nhanh để đáp ứng cho việc hình thành bộ tán lá và phát triển vòng thân.

Ngoài sử dụng phân bón thúc vô cơ trên có thể sử dụng phân Komix chuyên dùng cho cao su kiến thiết cơ bản (5-5-3)

Bảng 2: Qui trình bón phân Komix cho cao su KTCB

Loại phân

Loại đất

Năm trồng

Lượng bón (g/cây/lần)

 

 

Komix chuyên dùng cho cao su KTCB (5-5-3)

 

 

Đỏ

Lần 1

Lần 2

1

200-300 (bón 3 lần/năm)

 

2

800-1000

600-800

3-6

1200

800

 

Xám

1

200-300 (bón 3 lần/năm)

 

2

1000-1200

700-900

3-6

1400

1000


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cao Su ( Kỹ Thuật Trồng ) Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cao Su ( Kỹ Thuật Trồng )

Đất canh tác có tầng sâu trên 1,5m không bị úng thủy, không đụng đá kết von, đá bàn, cao trình dưới 600m so mực nước biển. Khí hậu có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25-28oC, lượng mưa bình quân hằng năm 1500mm phân bố mưa từ 5-6 tháng trong năm.

23/01/2011
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Mới Cao Su Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Mới Cao Su

Thiết kế hàng trồng theo hướng Đông - Tây hoặc Bắc - Nam. Tùy thuộc loại đất, địa hình, giống cây mà bố trí cho phù hợp. Phóng lọc đào hố theo mật độ khoảng cách đã chọn. Đào hố 60cm x 70cm x 50cm, khi đào để riêng đất mặt một bên và đất dưới một bên để khi lấp ta lấp đất mặt trước. Có thể xử dụng khoan để khoan hố 60cm x 60cm x 60cm.

23/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cao Su ( Bón Phân Và Khai Thác ) Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cao Su ( Bón Phân Và Khai Thác )

Hiện nay chu kỳ khai thác mủ cây Cao su rút xuống còn 20 năm, nhờ có giống mới tiến bộ và áp dụng Khoa học kỹ thuật nên cho năng suất cao, sản lượng vẫn đạt 35-40 tấn/ha

23/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cao Su ( Chăm Sóc ) Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cao Su ( Chăm Sóc )

Thực hiện trong năm đầu vào cuối mùa khô, giúp cho rễ cao su phát triển tốt, giữ ẩm chống hạn. Sử dụng thân các loại cây họ đậu, cây phân xanh, rơm rạ, thân cỏ dại... tủ gốc sau khi đã phúp bồn, xới váng

23/01/2011
Chăm Sóc, Bón Phân Cho Cà Phê Trong Mùa Mưa Chăm Sóc, Bón Phân Cho Cà Phê Trong Mùa Mưa

Mùa mưa bắt đầu cũng là lúc quả cà phê vối bắt đầu tăng nhanh về kích thước, cùng lúc đó có sự tăng trưởng nhanh của cành, chồi trên cây cà phê

23/01/2011