Kỹ Thuật Trồng Rau Mồng Tơi
1. Thời vụ:
Mồng tơi được gieo trồng chủ yếu trong vụ Xuân và thu hoạch suốt vụ Hè-Thu. Thời vụ gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.
2. Giống:
Có 3 loại giống mồng tơi phổ biến trong sản xuất:
- Mồng tơi trắng: phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt.
- Mồng tơi tía: phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ.
- Mồng tơi lá to: nhập từ Trung Quốc, nhưng đã được thuần hóa, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thân mập, thường được trồng dày để dễ cắt tỉa cành non, ít nhớt và cho năng suất cao.
Lượng hạt gieo: 0,7-0,8kg/sào (20-21kg/ha).
3. Làm đất:
Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, độ pH từ 6,0-6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng, luân canh với cây trồng khác họ.
Làm luống: mặt luống rộng 1-1,2m, rãnh luống 0,2-0,3m, cao 25-30cm.
4. Mật độ khoảng cách:
Có thể gieo thẳng theo hàng hoặc gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 2-3 lá thật.
- Khoảng cách: 20-25cm x 20cm/1 cây. Mật độ 16,5 vạn cây/ha.
Có thể bạn quan tâm
Nếu không có nhiều thời gian bạn hãy cho xương vào nồi hầm ninh sẵn lấy nước rồi để tủ lạnh và nấu canh nhé lưu ý nước hầm xương không nên để quá 24h sẽ mất ngon và dễ bị hỏng.
Mồng tơi có tên khoa học là Basella alba L, đây là một loại cây dây leo phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới.
Kỹ thuật trồng cây rau Mồng tơi cũng đơn giản như nhiều loại rau khác không mất công chăm sóc quá nhiều, bệnh hại cây rất ít và quan trọng là thu hoạch cực ngắn
Mồng tơi là loại rau phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, mồng tơi còn là thực phẩm lý tưởng cho những quý ông có vấn đề về xuất tinh, giúp tăng tiết sữa