Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Kỹ thuật trồng quất bon sai

Kỹ thuật trồng quất bon sai
Tác giả: Hải Tiến
Ngày đăng: 27/03/2019

Cây quất bonsai trồng trong bình gốm sứ đang được rất nhiều người tiêu dùng chọn mua với giá lên đến vài triệu đồng...

1. Chiết cành (2 - 2,5 tháng)

Thời vụ chiết: Tháng 1 - 3 (âm lịch).

Chọn cành chiết: Trên cây quất ăn quả có từ 3 năm tuổi trở lên, chỉ chiết các cành bánh tẻ khỏe, sạch sâu bệnh, có 2 - 3 cành nhánh.

10-26-26_qut-bon-si-trong-nhieu-co-binh-khc-nhu  

Cách chiết: Như chiết cành với các cây có múi tại vị trí cành có đường kính trên 1cm và cách điểm phân nhánh 12 - 15cm.  

2. Giâm cây (7 - 20 tháng)

Cành chiết 1,5 - 2 tháng, kiểm tra thấy các rễ sinh ra trong bầu chiết chuyển màu vàng nâu, thì cắt hạ xuống vườn giâm.

Vườn giâm là chân ruộng đất cát pha hoặc thịt nhẹ, tưới tiêu thuận lợi. Đất cày phới ải, làm nhỏ, lên luống: rộng 1,2 - 1,5m, cao 20 - 25cm, rãnh rộng 30cm.

Mật độ trồng: 700 - 800 cây/sào Bắc Bộ. Sau trồng tưới giữ ẩm thường xuyên.

Khi cây bén rễ hồi xanh dùng chế phẩm TOBA NET kích rễ 3 lần (7 ngày tưới 1 lần).

Bón thúc định kỳ 1,5 tháng/1 lần. Lượng bón 20kg lân supe + 40-50kg hạt đậu tương nghiền rắc gốc kết hợp tưới nước.  

3. Trồng cây trong bình (11 - 12 tháng)

Thời vụ: Tháng 1 - 2 (âm lịch)

Tuổi cây: 8 - 20 tháng (cây nhỏ trồng bình thấp nhỏ, cây lớn trồng bình cao to).

Bình trồng: Ống hay lọ gốm, sành, sứ...

Kich thước bình: Cao 25 - 60m, rộng 15 - 30cm. Nếu bình không có lỗ thoát nước đáy, thì dùng máy cắt gạch men cắt lỗ thoát nước 3 cạnh rộng 5cm ở đáy bình.

Giá thể: Đất phù sa hoặc đất cát pha + xỉ than tỷ lệ 4:1.

Trồng lấp đất kín gốc cây cách miệng bình 5-7cm. Sau trồng nén chặt đất, tưới Ridomil MZ phòng thối rễ. Phải đảm bảo độ ẩm đất trong bình thường xuyên.

Ngay sau gò uốn cố định dáng thế cho cây, dùng TOBA NET tưới kích rễ.

Luân phiên bón thúc bằng SUPER HUME và bột đậu tương (50 - 100gr/1 gốc). Lần đầu tưới/bón nhẹ, tăng dần lượng phân theo thực tế sinh trưởng của từng cây. Sau mỗi lần cây nhú lộc dùng Atoník kích lộc, kéo cành.  

4. Uốn tỉa tạo dáng thế

Sau khi đưa cây vào bình 7 - 15 ngày (cây hồi xanh), thì tiến hành gò uốn tạo dáng thế cơ bản cho cây.

Cần căn cứ hình thái của các cành, nhánh có trên cây, để định hình dáng thế bonsai sao cho thế cây mang một ý nghĩa nào đó.

Một số dáng bonsai dễ tạo và có ý nghĩa nhất trên cây quất là:

- Dáng trực huyền: Uốn tỉa cho thân cây chia 2 nhánh. Nhánh trên chậu mang dáng trực (tương đối thẳng góc với mặt chậu). Nhánh dưới chậu mang dáng huyền (tạo góc 120 - 140 độ so với trục nhánh trên). Thân chính nằm kê trên miệng chậu. Trên cây có 5 - 7 tán (chi).

- Dáng xiêu: Tạo cho trục của thân cây nghiêng góc với mặt mặt chậu 20 - 70 độ. 2 nhánh chính nằm cùng một phương hơi võng lượn hình cách cung ở trên mặt chậu và bên dưới ngoài thành chậu. Trên 2 nhánh chính cắt uốn tạo 5 - 7 chi.

- Ngoài ra, còn có thể tạo được rất nhiều dáng thế khác như, dáng long thăng, long giáng, thác đổ... tùy thuộc óc thẩm mỹ và sự khéo léo của mỗi người.

Cách uốn: Với các cây quất to (đường kính gốc 2 - 3cm) trồng trong bình cao, cần dùng dây nhựa ống mềm (đường kính 0,5cm) quấn nhiều vòng liên tiếp từ gốc cành chính tới hết đoạn thân có đường kính 1 - 1,5cm, để chống giập vỡ thân cành. Sau đó, dùng lực 2 tay nắn uốn dần từng đoạn, rồi mới gò vít cả cành cố định dáng thế cây (theo ý tưởng đã định) vào thân chậu bằng dây kẽm mềm. Sau đó tiến hành cắt tỉa chia chi.

Thường xuyên kiểm tra, bấm tỉa kịp thời các mầm nhánh mọc ngoài ý muốn.

Uốn tỉa lần 2 (lần cuối) tiến hành trong tháng 7 (khi đường kính quả khoảng 1 cm).

Tháo dây buộc uốn khi các cành uốn đã chịu thế (không co duỗi trở lại).  

5. Điều khiển ra hoa và quả

Từ tháng 5 (năm nhuận thì tháng 6) tiến hành lấy hoa cho cây quất:

- Để đất bình khô 1 - 2 ngày, khi lá cây hơi héo tiến hành tưới nước trở lại, 10 - 15 ngày sau cây quất sẽ bật hoa đồng loạt. Nếu cây quất vẫn khó ra hoa dùng chế phẩm Profarm - Bor kích hoa. Chú ý, với những cây ra hoa tự nhiên nhiều thì không cần thực hiện các biện pháp trên.

- Khi lứa quả đầu tiên chuyển hanh vàng, thì tỉa bỏ 40 - 50% số quả đang có trên cây, cây quất sẽ tiếp tục ra hoa, cho lứa quả xanh trùng dịp Tết Nguyên đán.  

6. Phòng trừ sâu bệnh chính

Nhện đỏ: Dùng thuốc Comite 73EC hoặc Danitol 10EC

Sâu vẽ bùa: Selecron 500EC

Rệp các loại: Bassa 50EC;Trecbon 10EC

Bệnh ghẻ: Daconil 75WP; Tilt super 300ND...

Chú ý, sử dụng thuốc và chế phẩm theo hướng dẫn trên bao gói.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật giâm cành Kỹ thuật giâm cành

Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính, được sử dụng khá rộng rãi trong nghề trồng trọt, nhất là trong sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp

23/03/2019
Nghề nuôi dúi ở bản Kim Tân Nghề nuôi dúi ở bản Kim Tân

Nuôi dúi đã trở thành nghề “hái” ra tiền của một số hộ nông dân (xã Huy Bắc, Phù Yên), các hộ nuôi dúi ở bản có thu nhập từ 200-500 triệu đồng/năm.

25/03/2019
Ứng dụng IoT trong nông nghiệp Ứng dụng IoT trong nông nghiệp

Ứng dụng hệ thống IoT đạt được kết quả khả quan, giúp nông dân giảm áp lực về chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình canh tác.

25/03/2019