Trang chủ / Rau gia vị / Ớt

Kỹ Thuật Trồng Ớt Trái Mùa

Kỹ Thuật Trồng Ớt Trái Mùa
Ngày đăng: 16/01/2011

(Nông Nghiệp Việt Nam)

Nói chung, ở Indonesia thường trồng ớt vào đầu mùa khô. Sản lượng hạ thấp vào mùa mưa. Nhằm kéo dài mùa vụ thu hoạch và bình ổn giá cả, một hệ thống trồng ớt trái mùa đã được triển khai, bằng cách sử dụng plastic đen để phủ đất.

Ớt (Capsicum annum) là loại rau rất có giá ở Indonesia. Cho đến nay, việc trồng ớt ở Indonesia vẫn theo mùa, cho nên sản lượng và giá cả bị dao động rõ rệt trong năm.

Khả năng thích ứng kỹ thuật

Kỹ thuật này sẽ thích ứng với mọi diện tích ruộng, từ nhỏ đến lớn.

Lợi thế kỹ thuậtSản lượng ớt và giá cả sẽ ổn định suốt năm, thay vì dao động giữa thừa và thiếu, nông dân có được nguồn thu nhập thêm trong mùa khô.

Kỹ thuật
Hạt giống
Hạt giống phải chín già, sạch, đều nhau và không bị sâu bệnh. Những quả giống chín già phải có màu đỏ.

Những yêu cầu chăm bón

Đất phải xốp, dễ thoát nước và giàu chất hữu cơ, không có quá nhiều hàm lượng sét. Độ pH 5,5-6,8. Lượng nước vừa đủ, phải có rãnh thoát nước tốt.

Cây giống
Đất để ươm cây giống là đất trộn phân, với tỷ lệ 1:1. Cây giống ươm trong các túi nhựa, hay trên các luống đất được làm kỹ.

Đất luống phải được don sạch cỏ, rác rưởi, và sau đó được cày bừa kỹ.

Cây giống là cây ưa sáng, nhưng phải được che bằng giàn có khung đỡ, tránh ánh sáng trực sạ. Khung đỡ rộng từ 1-2m và cao 40-50cm. Được phủ bằng rơm rạ hay vật liệu tương tự. Các mặt xung quanh để ngỏ để tạo sự thông thoáng cho luống trồng.

Cây giống cần được tưới nước hằng ngày, hoặc khi cần thiết. Khi cây giống được 25-30 ngày tuổi có thể đem ra trồng được.

Làm đất

Đất cần được dọn sạch và cày bừa. Nếu độ pH đất thấp, thì bón thêm dolomite hay vôi. Nếu đất rất chua, thì bón khoảng 2tấn/ha dolomite, phối hợp với phân trộn compost và chế phẩm phân bón cơ bản. Phân bón cơ bản cần dùng là urê trộn lẫn với phân (300kg/ha), SP36 (250-300kg/ha), và KCl (Kaliclorua) (250kg/ha). Cần phải làm luống cao trước khi trồng cây giống. Luống thường rộng 120cm, rãnh giữa luống rộng 40cm và sâu 20cm quanh luống.

Phủ plastic đen:

Khoảng 12 cuộn/ha. Plastic có màu ánh bạc ở mặt trên và màu đen ở mặt dưới (Mặt ánh bạc sẽ phản chiếu ánh nắng mặt trời và xua đuổi côn trùng, mặt tối bên dưới sẽ làm cho cỏ không mọc được).

Plastic được rải vào buổi trưa khi ánh nắng mặt trời bắt đầu gay gắt. Độ nóng sẽ làm co giãn chất nhựa cho nên nó dễ bị dão. Plastic nên được căng đều trên mặt luống với mặt ánh bạc hướng lên trên.

Mép plastic được kéo thấp xuống các bờ luống và được buộc chặt vào vị trí bằng các lạt tre. Chúng dài khoảng 40cm, được uống cong một nửa và được cắm xuống đất để giữ cho các cạnh cách nhau 50cm. Trên mặt plastic trổ các lỗ chữ thập tại những vị trí trồng cây để cho cây có thể tăng trưởng.

Trồng trọtMỗi luống trồng thành 2 hàng. Các cây cách nhau 50cm và các hàng cách nhau 70cm. Trồng ớt vào buổi sáng sớm hay lúc hoàng hôn.

Bảo vệ
Cây giống bị chết hay sâu bệnh thì cần được thay thế. Nước tưới được bơm vào cho từng gốc cây.

Phòng trừ sâu bệnh:Trừ ruồi hại quả bằng bẫy bả eugenol methyl. Các loài gây hại và dịch bệnh đều có thể kiểm soát bằng việc phun các loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp

Thu hoạch và sau thu hoạch
Sau 60-70 ngày, lứa ớt đầu tiên có thể thu hoạch. Đến thời gian này, chúng sẽ biến thành màu đỏ tươi.

Việc bao gói cho vận chuyển cần phải tạo những lỗ thoáng khí. Có thể dùng loại túi lưới. Nơi bảo quản phải khô ráo và thoáng mát.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Thối Xám Hại Ớt Bệnh Thối Xám Hại Ớt

Trong vụ đông, khi nhiệt độ xuống thấp, kèm theo những đợt mưa phùn kéo dài, tạo nên độ ẩm cao là điều kiện thích hợp cho các loại nấm bệnh phát sinh và phát triển, làm cho cây trồng dễ mắc một số bệnh. Gần đây, qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy cây ớt ở một số vùng thuộc các địa phương như Hà Tây, Hải Phòng, Hải Dương đã bắt đầu bị nhiễm bệnh do một loại nấm mốc màu xám gây ra. Bệnh phát triển khá nhanh, ở vùng bãi ven sông có xu hướng nặng hơn ở nội đồng. Đó là bệnh thối xám (gray mold hay botrytis cinerea). Nếu không kịp thời phòng trừ, trong thời gian tới khi có những giai đoạn mưa phùn kéo dài, bệnh sẽ có nguy cơ phát triển trên diện rộng.

07/04/2012
Phòng Bệnh Thán Thư Cho Cây Ớt Ở An Giang Phòng Bệnh Thán Thư Cho Cây Ớt Ở An Giang

Theo Chi cục BVTV tỉnh An Giang, từ đầu mùa mưa đến nay bệnh thán thư trên cây ớt diễn ra rất nghiêm trọng. Kỹ sư Nguyễn Thị Mỹ Phụng - cán bộ kỹ thuật Chi cục BVTV tỉnh cho biết: Qua ghi nhận của Trạm BVTV các huyện Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu và huyện Châu Thành, cây ớt bị bệnh thán thư làm giảm năng suất từ 30-35%, cá biệt có nhiều nơi thiệt hại từ 70-80%.

07/04/2012
Làm Giàu Từ Cây Ớt Sừng Vàng Châu Phi Làm Giàu Từ Cây Ớt Sừng Vàng Châu Phi

Ớt sừng vàng Châu Phi là giống ớt khi chín trái có màu hơi vàng, đỏ tươi chứ không đỏ sẫm như ớt sừng trâu bình thường và đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường với giá khá khả quan

16/01/2011
Trồng Ớt Cao Sản Thu 90-100 Triệu Đồng/ha Trồng Ớt Cao Sản Thu 90-100 Triệu Đồng/ha

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trong SX nông nghiệp nhằm tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân và tận dụng điều kiện thuận lợi của một vùng đất bãi phù sa sông Hồng rộng lớn, vụ ĐX năm nay xã Minh Châu, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây đã đưa nhiều loại cây trồng mới cho năng suất cao, cho hiệu quả kinh tế cao vào gieo trồng. Nhiều giống cây trồng mới như ngô lai, ngô rau bao tử, đậu tương, ớt cay cao sản, cà chua, dưa chuột v.v ...

07/04/2012
Bệnh Mốc Xám Hại Ớt Bệnh Mốc Xám Hại Ớt

Bệnh thường gây hại trên trái, nhất là trái non của ớt, dưa leo và mướp. Trái thường bị thối từ chớp trái thối lên, trên vùng thối, bào tử nấm tạo thành lớp mốc xám. Trái bị thối khô tóp lại.

10/08/2011