Cây Ớt Xóa Đói Giảm Nghèo

Theo số liệu của ngành NN&PTNT Ninh Thuận, cây ớt ở tỉnh này được trồng hàng năm 850 - 900 ha, sản lượng 7.000 - 7.500 tấn trái tươi. Ninh Thuận là một trong những vựa ớt lớn trong vùng cực Nam Trung Bộ. Trồng ớt là nghề lai rai lượm bạc lẻ. Tuy nó không lấy tiền “một cục” như nho, thuốc lá, mía đường nhưng có ớt chín là nông dân có tiền xài. Xưa nay, trong giới thu mua và người trồng ớt có luật bất thành văn: “Cân ớt trả tiền liền”.
Anh Lê Văn Thông, 42 tuổi, một nông dân có thâm niên trong nghề trồng ớt ở thôn Vạn Phước, xã Phước Thuận, cho biết: Gia đình anh đã trải qua nhiều trồng loại cây từ nho đến cà chua, hành ta nhưng cuối cùng cũng quay trở về với cây ớt. Vốn đầu tư ban đầu cho 1 sào (1.000 m2) ớt chỉ tốn 500.000 đồng làm đất, cấy cây con, làm cỏ, phân bón... Sau 4 tháng là bắt đầu thu hoạch, 3 ngày hái 1 lứa ớt 40 - 50 kg/sào. Cây ớt có “tuổi thọ” trung bình 1 - 2 năm.. Mỗi tháng thu hoạch 10 lứa với sản lượng 400 - 500 kg/sào. Hiện nay, những người thu mua đến tại vườn cân 4.000 đồng/kg ớt tươi. Nếu giá cả ổn định 4.000 - 5.000 đồng/kg thì nông dân trồng ớt có lãi ròng 1 - 1,5 triệu đồng/sào/tháng. Các chủ vựa mua ớt phơi khô xuất bán ra ngoài tỉnh 18.000 - 20.000 đồng/kg. Cứ 4 kg ớt tươi phơi khô được 1 kg. Một gia đình 4 miệng ăn chỉ cần trồng 500 m2 ớt, bán được giá 4.000 đồng/kg là đủ tiền xài hàng ngày.
Cây ớt đã bảo đảm được đời sống cho hàng ngàn nông hộ nông dân. Nhiều gia đình nuôi con ăn học thành đạt cũng nhờ nghề trồng ớt.
Điều đáng nói là nông dân trồng ớt theo kinh nghiệm, thiếu sự hướng dẫn kỹ thuật của nhà khoa học. Vì vậy, người trồng ớt ở Ninh Thuận mong được sự giúp đỡ của ngành NN&PTNT để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh gây hại nặng ở vùng trồng ớt trong suốt mùa mưa trong vùng khí hậu nhiệt đới. Bệnh xãy ra rãi rác trên từng cây hoặc từng nhóm cây ở giữa ruộng. Triệu chứng đầu tiên trên cây già các lá bên dưới bị héo nhẹ; nhưng ở cây con thì các lá non bị héo trước. Sau vài ngày cây bất thình lình héo nhanh nhưng lá không vàng

Bệnh héo xanh thường thể hiện triệu chứng ngay sau khi vi khuẩn xâm nhập vào rễ hoặc phần thân sát mặt đất. Ở cây bị bệnh ban ngày lá cây mất màu nhẵn bóng, tái xanh héo cụp xuống, về ban đêm có thể hồi phục lại.

Bệnh thường gây hại từ già đến chín, nếu giống mẫn cảm bệnh gây hại cả trên trái non. Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, vết bệnh lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen.

Từ đầu năm đến nay, nông dân ở hai xã Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B của huyện Lấp Vò thu được lãi khá cao từ trồng ớt chỉ thiên, trong đó tiêu biểu là bà Trịnh Kim Hoa ở ấp An Thái, xã Mỹ An Hưng A

Mỗi chùm ớt thường có 3-5 quả, hoa trong 1 chùm nở 3-4 ngày mới hết nên trong điều kiện chăm sóc bình thường ớt chín không tập trung, mỗi ngày phải thu hái 1 lần mất nhiều thời gian lao động. Để các trái ớt chín đều trong 1 chùm, thu hoạch nhanh giảm công lao động, nhà nông cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc sau.