Trang chủ / Rau gia vị / Ớt

Kỹ thuật trồng ớt Tiela hiệu quả cao

Kỹ thuật trồng ớt Tiela hiệu quả cao
Ngày đăng: 18/08/2015

Chuẩn bị đất

Làm sạch cỏ, cày bừa đất tơi xốp, lên luống thoát nước, bón 30-50 kg vôi/1.000m2. Sau khi bón vôi 10-15 ngày thì tiến hành bón lót, lên luống. Ở khu vực miền Nam có thể sử dụng luống sẵn có, cần bón vôi bổ sung để cải tạo đất.

Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 0,8-1,2 m. Cây cách cây 0,4-0,5 m.

Ươm cây con

Lượng hạt cần cho 1.000m2: Khoảng 20-25 g (4-5 gói), riêng khu vực Tiền Giang do tập quán trồng dày nên cần 30-35 g (6-7 gói).

Nên gieo hạt trong vườn ươm hoặc trong khay. Trước khi trồng một tuần, cần “luyện” cho cây con cứng cáp bằng cách tháo hết lưới che cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Để cây bắt đầu hơi héo mới tưới nước và mỗi lần tưới cần tưới thật đẫm.

Trồng cây con từ 20-30 ngày tuổi. Nên tưới đẫm nước trước khi trồng 2-3 giờ.

Bón phân

Tùy thuộc vào điều kiện đất đai và mùa vụ trồng để lựa chọn loại phân và liều lượng bón cho thích hợp. Dưới đây là lượng phân bón tham khảo cho 1.000m2:

+ Bón lót: 2-3 m3 phân chuồng, có thể thay thế bằng các loại phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh, 10-15 kg NPK 16-16-8, 30-50 kg super lân

+ Bón thúc lần 1 (sau trồng 20-25 ngày): 20-25 kg NPK 16-16-8, 3-5 kg urê, 2-3 kg KCl, 2 kg Calcium nitrat.

+ Bón thúc lần 2 (sau trồng 40-50 ngày): 20-25 kg NPK 16-16-8, 3-5 kg urê, 7-9 kg KCl, 2 kg Calcium nitrat.

+ Bón thúc lần 3 (sau khi thu 2-3 lứa): 15-20 kg NPK 16-16-8 + 3-5 kg urê và 7-9 kg KCl, 2 kg Calcium nitrat.

Kết hợp các lần bón phân với vun gốc. Giai đoạn đầu nếu rễ kém phát triển, sử dụng thêm các loại phân kích thích rễ để tưới hoặc phun như Roots 2, Orgo Root, Bio 8...

Ruộng ớt Tiela trong giai đoạn ra hoa

Chú ý: Có thể sử dụng thêm phân bón lá có chứa Ca và các chất vi lượng. Khi sử dụng phân bón lá cần chú ý hàm lượng đạm, lân, kali ghi trên bao bì. Giai đoạn cây mang trái thì không sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao, nhất là trong mùa mưa vì sẽ tăng bệnh thán thư (nông dân thường gọi là nổ trái). Lúc cây ra hoa nên phun CaCl2 hoặc CaBo theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại:

+ Bọ trĩ, rầy mềm, nhện đỏ, bọ phấn chích hút: Cần phòng ngừa bằng cách dọn sạch cỏ dại, tỉa bớt cành nhánh để cây được thông thoáng, hạn chế điều kiện ẩn nấp của rầy và dễ xịt thuốc. Xịt thuốc ngay khi phát hiện trên ruộng có các côn trùng chích hút bằng các loại thuốc như: Confidor, Radian, Voliam targo, Actara… Dùng luân phiên các loại thuốc để tránh kháng thuốc, không nên pha trộn nhiều thuốc để phun.

+ Các loại sâu ăn lá và sâu đục trái (sâu xanh, sâu ăn tạp…). Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, phun các loại thuốc: Nockthrin, Proclaim, Voliam targo…

Bệnh hại:

+ Để phòng trừ bệnh hại cần chú ý bón phân đầy đủ và cân đối, trồng với mật độ vừa phải, vệ sinh đồng ruộng cho thông thoáng, làm đất tơi xốp, thoát nước tốt, kịp thời cắt bỏ và tiêu hủy phần cây bị bệnh để tránh lây lan.

+ Bệnh héo xanh do vi khuẩn: Để phòng ngừa cần đảm bảo đất thoát nước tốt. Khi phát hiện cây có triệu chứng nhiễm bệnh cần nhổ bỏ và tiêu hủy, rải vôi nơi cây bị bệnh. Cần luân canh với các cây không thuộc họ cà như bắp, đậu, các loại rau ăn lá, lúa…

+ Bệnh thán thư: Dùng luân phiên các loại thuốc trừ nấm như Ridomil gold, Score, Amistar, Amistar top…

+ Bệnh cháy lá, thối ngọn: Bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa. Sử dụng các loại thuốc diệt nấm như Mancozeb, Kasuran, Ridomil gold, Score, Revus opti, Amistar top...


Có thể bạn quan tâm

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng Ớt Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng Ớt

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm mô hình trồng ớt theo hướng thị trường do Phòng NN-PTNT huyện Triệu Phong phối hợp với Dự án Biến đổi khí hậu của Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung tổ chức.

31/05/2014
Kỹ Thuật Trồng Ớt Ngọt (Capsicum Annum L.) Theo Hướng An Toàn Kỹ Thuật Trồng Ớt Ngọt (Capsicum Annum L.) Theo Hướng An Toàn

Ớt ngọt (Capsicum annum L.) là cây ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển của cây ớt là 25 – 28 độ C ban ngày và 18 – 22 độ C ban đêm. Cây ớt cần nhiều ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng nhất là thời kỳ ra hoa thì sẽ làm giảm tỷ lệ đậu quả.

31/05/2014
Kỹ Thuật Trồng Ớt Ngọt Theo Hướng An Toàn Kỹ Thuật Trồng Ớt Ngọt Theo Hướng An Toàn

Ớt ngọt (Capsicum annum L.) là cây ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển của cây ớt là 25 - 28 độ C ban ngày và 18 - 22 độ C ban đêm. Cây ớt cần nhiều ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng nhất là thời kỳ ra hoa thì sẽ làm giảm tỷ lệ đậu quả.

22/05/2014
Triển Khai Mô Hình Bón Phân NPK Lâm Thao Cho Ớt Lai Triển Khai Mô Hình Bón Phân NPK Lâm Thao Cho Ớt Lai

Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) phối hợp Hội ND huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đã triển khai mô hình trồng ớt lai số 7 xuất khẩu tại 4 xã của huyện là Mỹ Tiến, Mỹ Hà, Mỹ Phúc, Mỹ Tân.

08/05/2014
Kỹ thuật trồng ớt Tiela hiệu quả cao Kỹ thuật trồng ớt Tiela hiệu quả cao

Đây là giống có khả năng thích ứng rộng, trồng được ở nhiều vùng, nhiều vụ trong năm.

18/08/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.