Kỹ Thuật Trồng Nho
(Báo Nông Nghiệp Việt
Ở nước ta nho được trồng tập trung khoảng 2.500 ha ở Ninh Thuận. Độ pH thích hợp cho cây nho từ 6,5-7. Điều kiện quyết định việc trồng nho là khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, nếu mưa nhiều, kéo dài dễ làm bệnh phát triển mạnh.
* Trồng nho: Giống nho đang được trồng phổ biến Nh01-93, NH01-48, NH01-96, Cardinal ... dùng cho ăn tươi, giống NH02-90 dùng chế biến rượu. Mật độ trồng nho tùy thuộc vào giống và đất trồng: 1,5-2 x 2-2,5 m. Trước khi trồng, bón cho mỗi hố 10-15 kg phân chuồng hoai và 0,5-1 kg “Lân Đầu Trâu bón lót” hoặc Supe lân.
* Bón phân cho nho kiến thiết cơ bản: Cây nho cần khoảng 10-12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn. Thời kỳ này loại phân thích hợp là NPK 20-20-15 + TE Đầu Trâu. Những tháng đầu sau trồng có thể pha 30-50g phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho. Các tháng sau có thể bón trực tiếp vào đất với lượng 75-100 kg/ha/lần, định kỳ 1-1,5 tháng/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón.
* Làm giàn tạo tán cho nho: Độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), cây nho sẽ mọc nhiều cành mới – cành cấp 1. Mỗi cây nho chỉ để lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng. Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8-1m, tiến hành cắt ngọn để mọc ra các cành cấp hai - cành quả, mỗi cành cấp 1 để 10-20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng. Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau. Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây aln, bẹ chuối ...
* Cắt cành xử lý ra hoa: Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1mthì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau. Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2 – 3 chùm, trên các chùm cần tỉa bỏ các trái bị dị tật, méo, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.
* Bón phân cho nho kinh doanh: Theo Fregoni (1984), trung bình mỗi tấn nho,cây sẽ lấy đi khỏi đất 3,14 kg N, 0,71 kg P2O5; 5,86 kg K2O; 0,86 kg MgO; 4 kg CaO; 42ppm Fe; 15,7ppm Zn; 9,1ppm Cu; 5,3ppm B; 7ppm Mn ... Như vậy với năng suất bình quân 10 tấn/ha, cây nho lấy đi khỏi đất 31,4 kg N; 7,1 kg P2O5; 58,6 kg K2O và nhiều trug vi lượng khác. Để nho đạt năng suất cao, ổn định, bón phân như sau:
- Sau thu hoạch: Xới đất phá váng, bón 10-20 tấn phân hữu cơ hoai + 200 -400 kg Đầu Trâu AT1 hoặc NPK 12-7-17 + TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 005, định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Trước cắt cành: 100-300 kg Đầu Trâu AT2 hoặc Đầu Trâu đa năng (NPK 17-12-7 + TE)/ha. Phun 2-3 lần phân bón lá Đầu Trâu 007, cách nhau 5-7 ngày/lần.
- Sau đậu trái (trái bằng hạt tiêu): 15-350 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 + TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 009, định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Khi trái lớn (trái bằng hạt đậu phộng): 200-400 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 + TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 907, định kỳ 7-10 ngày/lần. Ngưng phun thuốc trước thu hoạch 10 ngày.
Cần xới nhẹ đất giữa hai hàng nho hoặc cách gốc nho 0,5 – 1m để rải phân, sau rải phân cần lấp đất để vùi phân tránh thất thoát.
Có thể bạn quan tâm
Ninh Thuận và một phần diện tích của Bình Thuận có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng nho. Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh Ninh Thuận chỉ còn khoảng 1.800 ha nho (giảm khoảng 400 ha so với năm 2004) ^và diện tích này ngày càng giảm do sâu bệnh.
Để cây nho nảy mầm tốt sau khi cắt cành và cho năng suất chất lượng tốt cần phải bón phân, tưới nước. Lượng phân bón cho 1 ha/vụ
Ninh Thuận là tỉnh có lượng mưa hàng năm rất thấp (trung bình 730mm), trong khi đó lượng bốc hơi rất lớn (từ 1.650- 1.850 mm) đã gây nên hiện tượng thiếu nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2005, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã giao Trung tâm Khuyến nông xây dựng và triển khai mô hình tưới nhỏ giọt trên cây nho. Trung tâm đã mời Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ Trường Đại học Thủy lợi – Chi nhánh Miền trung làm tư vấn thiết kế và giám sát mô hình. Mô hình được lắp đặt và vận hành từ tháng 1 năm 2006, thực hiện tại 4 hộ trồng nho, sau 2 năm thực hiện đến nay mô hình đã hoàn thành.
Nho gốc ở các miền ôn đới khô Âu Á (Acmêni - Iran). Cũng có các giống nho khác gốc ở châu Mỹ nhưng chưa trồng với quy mô sản xuất ở Việt Nam. Theo B.Aubert nho là một trong những cây lâu năm có tính thích ứng cao nhất. Các chuyên gia Philippines năm 1975 đã viết "Nghề trồng nho không còn là một độc quyền của các nước ôn đới nữa".
Chị Nguyễn Minh Hồng (Giải Phóng, Hà Nội) đã trồng nho thành công sau 3 năm chờ đợi.