Nho
Home / Cây ăn trái / Nho

Kỹ Thuật Trồng Nho

Kỹ Thuật Trồng Nho
Publish date: Sunday. January 9th, 2011

(Báo Nông Nghiệp Việt Nam số 228 (2813))

Ở nước ta nho được trồng tập trung khoảng 2.500 ha ở Ninh Thuận. Độ pH thích hợp cho cây nho từ 6,5-7. Điều kiện quyết định việc trồng nho là khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, nếu mưa nhiều, kéo dài dễ làm bệnh phát triển mạnh.

* Trồng nho: Giống nho đang được trồng phổ biến Nh01-93, NH01-48, NH01-96, Cardinal ... dùng cho ăn tươi, giống NH02-90 dùng chế biến rượu. Mật độ trồng nho tùy thuộc vào giống và đất trồng: 1,5-2 x 2-2,5 m. Trước khi trồng, bón cho mỗi hố 10-15 kg phân chuồng hoai và 0,5-1 kg “Lân Đầu Trâu bón lót” hoặc Supe lân.

* Bón phân cho nho kiến thiết cơ bản: Cây nho cần khoảng 10-12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn. Thời kỳ này loại phân thích hợp là NPK 20-20-15 + TE Đầu Trâu. Những tháng đầu sau trồng có thể pha 30-50g phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho. Các tháng sau có thể  bón trực tiếp vào đất với lượng 75-100 kg/ha/lần, định kỳ 1-1,5 tháng/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón.

* Làm giàn tạo tán cho nho: Độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), cây nho sẽ mọc nhiều cành mới – cành cấp 1. Mỗi cây nho chỉ để lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng. Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8-1m, tiến hành cắt ngọn để mọc ra các cành cấp hai - cành quả, mỗi cành cấp 1 để 10-20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng. Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh  gió lay  làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành  đè lẫn lên nhau. Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây aln, bẹ chuối ...

*  Cắt cành xử lý ra hoa: Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1mthì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau. Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2 – 3 chùm, trên các chùm cần tỉa bỏ các trái bị dị tật, méo, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.

* Bón phân cho nho kinh doanh: Theo Fregoni (1984), trung bình mỗi tấn nho,cây sẽ  lấy đi khỏi đất 3,14 kg N, 0,71 kg P2O5; 5,86 kg K2O; 0,86 kg MgO; 4 kg CaO; 42ppm Fe; 15,7ppm Zn; 9,1ppm Cu; 5,3ppm B; 7ppm Mn ... Như vậy với năng suất bình quân 10 tấn/ha, cây nho lấy đi khỏi đất 31,4 kg N; 7,1 kg P2O5; 58,6 kg K2O và nhiều trug vi lượng khác. Để nho đạt năng suất cao, ổn định, bón phân như sau:

- Sau thu hoạch: Xới đất phá váng, bón 10-20 tấn phân hữu cơ hoai + 200 -400 kg Đầu Trâu AT1 hoặc NPK 12-7-17 + TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 005, định kỳ 7-10 ngày/lần.

- Trước cắt cành: 100-300 kg Đầu Trâu AT2 hoặc Đầu Trâu đa năng (NPK 17-12-7 + TE)/ha. Phun 2-3 lần phân bón lá Đầu Trâu 007, cách nhau 5-7 ngày/lần.

- Sau đậu trái (trái bằng hạt tiêu): 15-350 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 + TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 009, định kỳ 7-10 ngày/lần.

- Khi trái lớn (trái bằng hạt đậu phộng): 200-400 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 + TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 907, định kỳ 7-10 ngày/lần. Ngưng phun thuốc trước thu hoạch 10 ngày.

Cần xới nhẹ đất giữa hai hàng nho hoặc cách gốc nho 0,5 – 1m  để rải phân, sau rải phân cần lấp đất  để vùi phân tránh thất thoát.


Related news

Phương pháp xử lý hoa cho nho xanh ra nhiều trái Phương pháp xử lý hoa cho nho xanh ra nhiều trái

Ở Việt Nam, Nho Ninh Thuận được mệnh danh là xứ sở của nho. Nhiều nhà đã làm giàu từ nho, dưới đây là những kinh nghiệm trồng nho xanh của bà con Ninh Thuận.

Thursday. September 8th, 2016
Bí quyết trồng nho cho trái căng tròn, mọng nước, ít sâu bệnh Bí quyết trồng nho cho trái căng tròn, mọng nước, ít sâu bệnh

Từ xưa, quả nho đã được nhân dân ta và nhiều nước trên thế giới sử dụng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Kỹ thuật trồng nho không khó lại cho thu nhập cao nên được mọi người ưa chuộng.

Thursday. September 8th, 2016
Cách trồng nho từ hạt và nhân giống cây nho Cách trồng nho từ hạt và nhân giống cây nho

Cây nho chỉ ưa khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp,… và đặc biệt cần một cách chăm sóc đặc biệt. Điều kiện thời tiết ở Việt Nam hoàn toàn thích hợp để trồng nho, nên chỉ cần một chút tỉ mỉ và kỹ thuật trồng nho đúng cách là có thể tự trồng những giàn nho tại nhà, vừa cho bóng mát, vừa cho những trái nho sạch ngon mắt.

Thursday. September 8th, 2016
Người trồng nho xanh VietGAP lãi lớn Người trồng nho xanh VietGAP lãi lớn

Chuyển từ nho đỏ sang nho xanh và canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, người trồng nho ở vùng Thành Sơn (Ninh Thuận) đang thu lãi tốt nhờ năng suất cao

Thursday. September 14th, 2017
Đặc điểm về giống và sinh thái của cây nho Ninh Thuận Đặc điểm về giống và sinh thái của cây nho Ninh Thuận

Nho Ninh Thuận có hai dạng thân chính là thân thảo và thân gỗ. Đây là loại cây trồng phổ biến ở vùng đất đầy nắng, gió này.

Wednesday. October 4th, 2017