Trang chủ / Trồng nấm / Nấm đông cô

Kỹ Thuật Trồng Nấm Đông Cô

Kỹ Thuật Trồng Nấm Đông Cô
Ngày đăng: 23/12/2012

Untitled Document<p><strong>I. Đặc Điểm Hình Thái</strong></p><p>- Nấm đông cô (nấm hương) có tên khoa học là Lentinus edodes (berk) Sing</p><p>- Tai nấm đông cô có cấu trúc hình tán dù.</p><p>- Không có vòng cổ và bao gốc.</p><p><strong>II. Quy Trình Trồng Nấm Đông Cô</strong></p><p><strong>1. Chọn gỗ</strong></p><p>- Chọn cây thân gỗ mềm, không có chứa tinh dầu, độc tố và không sâu bệnh.</p><p>- Tốt nhất nên dùng gỗ tươi để trồng nấm.</p><p>- Gỗ thường được đốn vào đầu mùa thu đến mùa xuân.</p><p><strong>2. Cắt khúc</strong></p><p><strong>- Sau khi đã chọn thân gỗ tiến hành cắt thành từng khúc:</strong></p><p>+ Đường kính: 5 – 20cm</p><p>+ Chiều dài: 1.0 – 1,2m</p><p><strong>- Chú ý:</strong> không làm sây xát lớp vỏ.</p><p><strong>3. Xử lí gỗ khúc</strong></p><p>- Các đoạn gỗ đạt tiêu chuẩn như trên đem đi rửa sạch.</p><p>- Dùng nước vôi đặc quét vào 2 đầu đoạn gỗ. </p><p><strong>Mục đích:</strong> chống nhiễm khuẩn và sự xâm nhập nấm dại vào khúc gỗ.</p><p><strong>4. Xếp gỗ để ráo nhựa</strong></p><p>Sau khi xử lí xong, sếp gỗ vào những cây có tán hoặc mái hiên để phơi gỗ khoảng 7 – 15 ngày</p><p><strong>Mục đích:</strong> làm xe nhựa trong cây để sau này không ảnh hưởng đến sự phát triển của sợi nấm.</p><p><strong>5. Đục gỗ và vô meo</strong></p><p><strong>- Đục gỗ:</strong> tùy theo đường kính cây mà sỗ hàng đục lỗ trên gỗ khúc nhiều hay ít.</p><p>- Lấy búa chuyên dùng hoặc lấy khoan tạo lỗ trên đoạn gỗ: đường kính 1,5 cm, sâu 3 – 4cm, cứ cách 15 – 20 cm tạo một lỗ, hàng nọ cách hàng kia 7 – 10cm, các lỗ so le nhau.</p><p><strong>- Cấy giống:</strong> tra giống gần đầy miệng lỗ, dùng phôi gỗ đã tạo ra làm nắp đậy (chiều dày bằng chiều dày của vỏ cây), lấp kín lớp giống cấy. Phía ngoài dùng xi măng hòa thành bột giống như vữa trát tường quét trên miệng nắp để bịt kín miệng lỗ.</p><p><strong>6. Xếp gỗ và nuôi sợi</strong></p><p><strong>- Xếp gỗ:</strong> gỗ khúc sau khi cấy giống được xếp vào trong nhà để nuôi ủ, xếp theo kiểu hình khối, cách mặt đất 15 – 20cm, cao 1,5m chiều dài tùy theo khối lượng gỗ đem trồng, phía trên cùng dùng bao tài gai dấp ướt để ráo nước phủ kin toàn bộ đống.</p><p><strong>- Nuôi sợi:</strong> thường xuyên tưới nước, lượng nước chủ yếu chỉ làm ướt bao tải.</p><p><strong>7. Đảo gỗ</strong></p><p> - Thời gian nuôi sợi 8 – 11 tháng (tùy vào từng loại gỗ), cứ 2 tháng đào gỗ 1 lần.</p><p><strong>- Lưu ý:</strong> khi đào cần kiểm tra độ ẩm, các mầm bệnh lây lan. Nếu thấy gỗ quá khô cần dùng bình để phun nước nhẹ xung quanh thân gỗ, sau đó ủ đống trở lại.</p><p><strong>8. Ra giàn gỗ</strong></p><p>Nhận biết khúc gỗ kết thúc giai đoạn nuôi ủ:</p><p>- Khi vỏ khúc gỗ sần sùi như da cóc</p><p>- Vỏ có vết rạng trắng như chân chim.</p><p>Kết thúc thời kì nuôi sợi ta chuyển vào nhà trồng, xếp theo hình giá súng hoặc đứng tùy thuộc điều kiện nhà trồng.</p><p><strong>9. Chăm sóc – thu hái</strong></p><p><strong>- Chăm sóc:</strong> tiến hành điều chỉnh, độ ẩm nhà trồng 65 – 68%, ánh sáng khuyếch tán đều trên các mặt của khúc gỗ, nhiệt độ 10 – 20 độ C.</p><p><strong>- Thu hái:</strong> khi cuống nấm dài 3 – 5cm, quả thể hình dù, dưới mũ có lớp màng mỏng bám vào thân nấm, thì ta cần thu hái ngay.</p><p><strong>- Khi hái:</strong> nắm chân xoay nhẹ hoặc dùng dao để cắt, tránh làm tổn thương lớp vỏ và sót thịt quá nhiều.</p><p><strong>- Thời gian thu hái:</strong> 3 – 6 tháng/năm. Khi nhiệt độ trên 20 độ C, cần xếp gọn gỗ lại rồi ươm như ban đầu cho đến chu kì lạnh thì chăm sóc – thu hái.</p>

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích tuyệt vời của nấm đông cô 4 lợi ích tuyệt vời của nấm đông cô

Ở nhiều nước Châu Á, nấm đông cô tượng trưng cho sự trường thọ. Còn theo khoa học hiện đại, nấm này chứa tất cả các a-xít amin thiết yếu, tốt hơn so với bất kỳ nguồn protein nào khác.

27/09/2016
Hướng dẫn làm Cơm thịt xá xíu nấm đông cô Hướng dẫn làm Cơm thịt xá xíu nấm đông cô

Nữa cơm chiều cùng thịt xá xíu ăn cùng nấm đông cô xào rất ngon miệng và dễ ăn.

27/09/2016
Tôm xào nấm đông cô, măng tây vừa ngon lại bổ dưỡng Tôm xào nấm đông cô, măng tây vừa ngon lại bổ dưỡng

Măng tây xanh non, giòn kết hợp cùng vị ngọt thanh của tôm, nấm rơm sẽ thực sự hấp dẫn bạn.

27/09/2016
Đậu hũ non sốt nấm đông cô chay chuẩn bị đón Rằm Đậu hũ non sốt nấm đông cô chay chuẩn bị đón Rằm

Đậu hũ non sốt nấm đông cô chay thơm ngon, hấp dẫn thích hợp để bạn chế biến trong ngày Rằm tháng 7 sắp tới.

27/09/2016
Giá trị của nấm Shitake (nấm đông cô) Giá trị của nấm Shitake (nấm đông cô)

Trong 100g nấm đã sấy khô có12,5g protein, 1,6 g chất béo, 60g chất đường bột, 16mg canxi, 240mg kali và 3,9g sắt, nhiều vitamine.

27/09/2016